Các nhóm cơ dễ bị tác động khi đạp xe

Tư vấn xe đạp thể thao

Cần làm gì để tránh đau cơ khi đi xe đạp thể thao

By honglien

March 30, 2018

Đi xe đạp thể thao đang là một phần không thể thiếu khiến cho cuộc sống của bạn trở nên khỏe mạnh hơn . Việc đi xe đạp không chỉ cải thiện được sức khỏe tim mạch , hệ tuần hoàn mà con giúp duy trì được sự đàn hồi của hệ thống dây chằng, gân . Là quá trình tái phục hồi và thúc đẩy sự phát triển của gân khớp khiến chúng ngày càng được chắc khỏe hơn .Nhưng trong quá trình sau luyện tập không thể nào tránh khỏi được  những cơn đau cơ tác động khiến cho người tập luyện cảm thấy đau đớn . Vậy làm sao để có thể phòng tránh ngăn ngừa những con đau cơ này, những chia sẻ dưới đây sẽ cho bạn có thể có được những thông tin hữu ích nhất .

1.Đau cơ bắp là gì?

Những cơn đau cơ gây ra cho cơ bắp còn có một cái tên nữa là Delayed onset muscle soreness – DOMS”tức là đau cơ bắp khỏe phát . Thường những cơn đau này sẽ xuất hiện tại những khoảng thời gian ngắn sau khi luyện tập , đối với những người lần đầu tiên luyện tập thể dục thể thao , cơn đau có thể kéo dài trong vài ngày chưa dứt .

Đau cơ bắp chân khi đi xe đạp

Dựa trê mức độ thực tế , DOMS là một trong những dạng tổn thương cơ bắp mà người luyện tập thể thao gặp phải . Xét một số trường hợp hiếm có khi các protein cơ bắp tăng lên trong mái sẽ gây ra những tổn thương tại màng huyết tương . Nhưng sẽ có ít hơn 1% những người đi xe đạp thể thao bị tổn thương những sợi cơ bắp , số còn lại không bị do họ hoạt động thường xuyên .

Một nghiên cứu mới cho thấy rằng những DOMS là nguyên nhân gây ra những hoạt động cơ bắp nhưng thực ra những cấu trúc khác của cơ mới là điều gây nên những ảnh hưởng lớn như vỏ mô xung quanh của cơ cùng với những mô liên kết .

Các nhà nghiên cứu cũng đã thăm dò những cơ bắp trong cơn đau gây ra với một chiếc kim châm cứu . Một trong những kết quả gây nên từ sư nhạy cảm của các cân mạc chứ không phải là các sợ cơ bắp xung quanh . Các nhà khoa học cũng đã chỉ ra rằng các sợi cơ bắp lại có một sự đàn hồi tốt hơn các sợi cân mạc và các mô liên kết . Ngược lại với các cân mạc khi chúng phải chịu những co dãn và co thắt cơ bắp liên tục , chúng sẽ bị tạo nên một lực cắt lớn khi bị kéo dãn và khi các cơ bắp co thắt liên tục khi đạp xe chúng hoàn toàn sẽ có thể tạo nên một lực cắt lớn giữa các sợi cơ và cuối cùng dẫn tới kết quả là những sợi cơ này vị phá vỡ cấu trúc và gây nên những tổn thương , viêm .

Trong thực tế chính cơ thể chúng ta là một trong những cỗ máy bí mật với khả năng cân bằng cao. Sự xuất hiện của những cơn đau này cũng chính là khả năng  tự cân bằng nó khiến cho cơ thể chúng ta có thể phục hồi một cách tốt nhất .Đó là một trong những tín hiệu khả quan nhất để bạn có thể biết được những lợi ích tốt hơn đến từ cơ thể. Hãy giữ cho mình một cường độ luyện tập thường xuyên và tuyệt vời để có thể khiến những cơn đau cơ không làm phiền bạn thường xuyên .

2.Cần làm gì khi bị đau cơ sau tập luyện thể thao?

Nếu như bạn có thể tập một bài tập mới hoặc tăng lên cường đô luyện tập thì cơ bắp của bạn có thể bị đau đớn sau khi luyện tập . Việc tăng lên cường độ luyện tập giúp bạn tăng áp lực lên khi các cơ đỡ đau và ngay sau đó chúng sẽ có thể trở lại bình thường với khả năng chịu được cường độ cao hơn .

Sẽ có một vài cơn đau xuất hiện khi luyện tập tất nhiên đây được dự đoán là những cơn đau cơ cấp tính và những cơn đau cũng sẽ có biểu hiện sau khi luyện tập khoảng 12 tiếng .

Các nhóm cơ dễ bị tác động khi đạp xe

Thông thường những cơn đau này sẽ gây khó chịu trong khoảng thời gian từ 2-3 ngày sau khi luyện tập .Đây là khoảng thời gian mà cơ thể sẽ tự cân bằng khiến cho các cơ bắp của bạn to chắc khỏe hơn đây là cơ chế cân bằng hết sức bình thường của cơ thể .

Để tránh và phòng ngừa những cơn đau ảnh hưởng tới tinh thần và cuộc sống của bạn có thể thực hiện một số phương pháp sau :

-Thực hiện một số động tác căng cơ nhẹ nhàng trước khi tiến hành đi xe đạp

-Sau khi đi xe thực hiện matxa cơ bắp nhẹ nhàng

-Dùng đá để chườm giảm sưng

-Dùng chườm ấm để có thể giúp tăng cường máu lưu thông đến các cơ bắp

-Thực hiện nghỉ ngơi thư giãn để các cơ có thời gian phục hồi

-Sử dụng một số loại thuốc chống viêm cơ không chứa chất steroid (NSAID)

Trong rất nhiều trường hợp nếu như bạn tập luyện và những cơn đau sau 2-3 ngày vẫn chưa biến mất có thể bạn đã bị chấn thương do căng cơ hoặc co kéo cơ .Lúc này hãy thực hiện những biện pháp nghỉ ngơi thích hợp, thực hiện để chườm lạnh cũng như sử dụng băng ép tốt nhất để có thể cải thiện .Nếu như những cơn đau vẫn không thuyên giảm hãy đi tới gặp những vác sĩ để được thăm khám và chữa trị .

3.Phòng tránh đau cơ khi đi xe đạp

Sẽ có một vài cách giúp bạn giảm được nguy cơ đau cơ một cách tối đa nhất .

-Khởi động nhẹ : Nên thực hiện những động tác khởi động để có thể giúp cho các cơ của bạn có thể có cơ hội được giãn ra tốt nhất và tránh ảnh hưởng lớn đến các cơ bắp . Trước khi đi nên tiến hành những động tác khởi động nhẹ nhàng như đi bộ , chạy chậm tại chỗ …Khi các cơ bắp được khởi động nhẹ nhàng chúng sẽ luôn sẵn sàng cho những bài tập về sau khiến cho máu trong cơ thể của bạn được lưu thông tốt hơn .

-Uống đủ nước : Nước chiếm tới 70% trong cơ thể làm đầy các tế bào , mô cơ , nước giúp bạn điều chỉnh được thân nhiệt của cơ thể , khả năng bôi trơn được các khớp , ngoài ra nó còn có thể giúp bạn điều chỉnh được lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể . Trong quá trình mà bạn đi xe bạn có thể thường xuyên cung cấp nước cho cơ thể bằng cách uống từng ngụm sau 15 phút để có thể giúp nước từ từ thẩm thấu vào trong tế bào.

Thực hiện các động tác thư giãn và giãn cơ khi đi xe đạp

-Thực hiện nghỉ ngơi thư giãn sau tập : Nghỉ ngơi rất quan trọng đối với quá trình luyện tập thể thao . Vì đây là một trong những thời gian vô cùng quan trọng để bạn có thể phục hồi những cơ bị tổn thương tốt nhất .

-Đi xe đúng kỹ thuật : Việc đi xe đúng kỹ thuật sẽ giúp bạn ngăn ngừa được những tổn thương tốt nhất , tránh được những vấn đề liên quan đến cơ bắp . Ngoài ra , nếu như bạn luyện tập đúng kỹ thuật sẽ tránh được những vấn đề nghiêm trọng về căng cơ . Các khối cơ bắp của bạn cũng sẽ dễ dàng có thể được điều chỉnh được để tránh những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến cơ và khớp .

-Thực hiện giãn cơ: Đây là phương pháp khi bạn kết thúc quá trình luyện tập , hầu như các cơ bắp sẽ được làm nóng lên khi tập chính vì thế những động tác giãn cơ có khả năng giúp bạn làm tăng lên tính đàn hồi của hệ thống cơ khiến cho lượng máu chảy về tim dễ dàng hơn .

-Biết lượng sức mình : Không nên tập với cường độ quá cao vượt qua ngưỡng cho phép của sức lực . Mà nên tiến hành một cách từ từ với cường độ nhẹ nhàng thích hợp . Căn cứ vào sức khỏe của mình mà duy trì cũng như tăng dần lên .

Trên đây là những chia sẻ hữu ích và thiết thực nhất cho những ai đang chơi xe đạp thể thao để có thể tự mình phòng tránh và ngăn ngừa những cơn đau cơ nghiêm trọng nhất cho bạn để bạn có thể có những phương pháp rèn luyện thể thao tuyệt vời nhất .

>>Có thể bạn quan tâm : Bệnh thấp khớp có nên đi xe đạp thể thao hay không?

Tham khảo và tổng hợp