Xe đạp thế giới

Cấu tạo và thông số bánh xe MTB

Cấu tạo và thông số của bánh xe MTB

Bánh xe là một trong những thành phần quan trọng trên chiếc xe đạp. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận hành, trọng lượng và độ ổn định của một chiếc xe. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà nhà sản xuất cung cấp rất nhiều tiêu chuẩn và tùy chọn cho bánh xe. Trong video này mình cố gắng chia sẻ trong phạm vi hiểu biết đến thời điển hiện tại về các tiêu chuẩn, hình dạng, thành phần để cấu tạo nên một bộ bánh xe.

Kích thước – Sizes

Đến thời điểm hiện tại, có 3 kích thước cơ bản dành cho xe đạp địa hình nói chung là 26”, 27.5” và 29”. Một số dòng xe đặc biệt khác như Dirtjump, Trial, BMX hay xe địa hình dành cho trẻ em sẽ có kích thước bánh nhỏ hơn vào khoảng 20” và 24”.

Niềng – Vành – Rim

Vành MTB thường có 2 loại, Classic và Tubeless.

Vành thường có 1 lớp hoặc 2 lớp nhưng vành tubeless thường luôn luôn có 2 lớp và có thêm đường gân ở 2 bề mặt trong trong vành để giữ cho vỏ không bị xì hơi.

Chiều rộng của vành và loại bánh phù hợp.

Các loại vành sẽ có nhiều thông số về chiều rộng khác nhau, ví dụ như 17mm, 19mm, chiều rộng này tỷ lệ thuận với độ ổn định và tính bền vững khi vận hành, ngoài ra, chiều rộng cũng tương ứng với kích cỡ của vỏ xe khi ráp vào.

Ví dụ trong bảng sau:

Đối với dòng xe Fatbike, bạn sẽ bắt gặp các loại vành có chiều rộng lớn vì để phù hợp với các loại vỏ có kích thước lớn.

Một số loại vành có thiết kế giảm áp là các lỗ xen kẽ chân căm, dùng cho các dòng xe trial hoặc Fatbike để giảm trọng lượng bánh và tăng độ dẻo khi có tiếp xúc với chướng ngại vật.

Căm – Spokes

Căm có 4 loại cơ bản

– Classic: Căm thẳng và tròn đều, đầu căm cong và dẹp để bắt vào đùm.

– Butted: Căm dày ở phần ngọn đến chân và mỏng ở phần giữa, giúp giảm trọng lượng.

– Direct Pull: Căm đầu thẳng, dùng cho một số loại đùm có thiết kế đặc biệt và cao cấp.

– Aero: Căm dẹp ở phần thân, căm này có thiết kế tăng khí động học nhưng không căng và khỏe như căm tròn.

Chân căm – Nipples

– Dùng để bắt căm vào vành. Chân căm hoàn thiện bằng nhôm hoặc thép, nhôm sẽ giúp giảm trọng lượng.

Trục – cốt bánh – Axle

Phổ biến nhất bạn có thể thấy là trục Quick Release, trục này có đường kính 9mm x 135mm cho bánh sau và 9mm x 100mm cho bánh trước. Các sườn xe dùng trục này bạn có thể dễ dàng nhận ra càng sườn là một khe hở hướng xuống phía dưới giúp việc tháo lắp được dễ dàng và linh động.

Các dòng xe Enduro và downhill hiện nay hay dùng trục có đường kính lớn hơn và chiều dài trục lớn hơn với các thông số lần lượt là 12mm, 15mm và 20mm.

Đa số các bánh sau sẽ dùng trục 12mm x 135mm hoặc 12mm x 142mm và 12mm x 150mm. Còn bánh trước tùy thuộc vào dòng giảm xóc hỗ trợ mà có các loại trục 15mm x 100mm hoặc 20mm x 100mm. Đương nhiên trục càng to thì khả năng hấp thụ lực càng lớn và càng dài thì cho phép lắp các bánh xe có trục lớn và khả năng tải nặng hơn.

Một vài chia sẻ nhỏ về cơ bản các thông số của bánh xe, hi vọng video này giúp bạn có cái nhìn tổng quan về các thông số về bánh xe của các dòng xe MTB.

Nguồn : Vietriders.vn

Exit mobile version