Xe đạp thế giới

Chọn xe đạp địa hình sao cho phù hợp

Xe đạp địa hình là dòng xe đang được rất nhiều người dân thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, HCM… ưa chuộng và ueei thích trong một vài năm trở lại đây . Với tính năng tiện ích có thể sử dụng trong cuộc sống hàng ngày để đi học , đi chơi , tập thể dục thể thao thì những chiếc xe đạp địa hình giá rẻ đang làm nên một cơn sốt lớn. Mới bắt đầu tìm hiểu về dòng xe đạp địa hình và chưa có những kiến thức cơ bản , làm sao để có thể lựa chọn mua xe dap dia hinh cho mình một chiếc xe ưng ý và phù hợp đây ?

Hãy cùng tham khảo những thông tin hữu ích qua bài viết dưới đây để có thể nắm bắt được những điểm cần lưu ý và lựa chọn cho mình một chiếc xe đạp địa hình phù hợp nhé.

1.Xe đạp địa hình có những loại nào 

Với những địa hình khác nhau thì sẽ có một loại xe tương ứng và tất nhiên chúng có những thiết kế khác nhau để phù hợp với địa hình như hệ thống giảm sóc , phanh ..Có 6 loại xe đạp địa hình phổ biến hiện nay là :

1.1 Cross- country bike – xc bike (xe đạp băng đồng)

Loại xe đạp địa hình MTB là khá phổ biến và được rất nhiều người lựa chọn để đi trong khu vực thành phố , luyện tập thể dục thể thao. Vì loại xe này được thiết kế để đi trong những địa hình ít có chướng ngại vật , ít dốc và bằng phẳng hơn . Trong dòng này lại được chia ra thành 2 loại nhỏ hơn đó là Hard Tail và Full suspension.

Cross- country bike thích hợp với địa hình bằng phẳng ít chướng ngại vật

Nếu nói về loại xe đạp MTB một phuộc hay đuôi cứng là nói tới Hardtail , phuộc của dòng này có hành trình là (hành trình 80-100mm). Thiết kế khung xe thanh mảnh bằng nhôm hợp kim hoặc bằng carbon có độ cứng cao , chống chịu va đập mạnh . Khung không nặng như các dòng xe địa hình khác mà rất là nhẹ. Hầu như xe được sử dụng đi trong thành phố , đường mòn ít sỏi đá hay thảm cỏ ít chướng ngại vật . Chính vì thế mà hardtail được ưa chuộng hơn ở khu vực đô thị , thành phố lớn với khả năng di chuyển khá dễ dàng .

Full suspension sở hữu tới 2 giảm sóc , đây là dòng xe được thiết kế với tính năng cao hơn Hardtail vì nó có thể băng qua những địa hình phức tạp hơn như ổ gà , các thân cây đổ hoặc vượt qua những con dốc ngắn . Với thiết kế 2 giảm sóc hành trình lên tới 100mm giúp giảm chấn và hấp thụ sốc thấp . Với sự hỗ trợ của giảm sóc phía sau khung xe luôn được bảo vệ tuyệt đối, người điều khiển có thể tự cân bằng và vượt qua chướng ngại vật an toàn hơn .

1.2. Xe trail

Xe trail thích hợp hơn với địa hình đồi núi thấp và dốc ngắn

Với địa hình đồi núi thấp , thoải hoặc những con dốc không quá dài thì xe đạp địa hình Trail được đánh giá là sự lựa chọn hoàn hảo . Bạn hoàn toàn có thể sử dụng nó để trải nghiệm đường mòn , các con đường đất một cách tuyệt vời . Do có sự hỗ trợ của 2 phuộc nên việc vượt qua những chướng ngại vật nhỏ không có gì đáng lo ngoại với trail. Hành trình lớn hơn so với Full suspesion là 120-130mm nên xe có thể xử lý tốt hơn với những pha đổ dốc.

1.3. All Mountain – Enduro

All Mountain – Enduro có thể vượt qua những địa hình phức tạp hơn

Nếu như bạn muốn chinh phục những địa hình đồi núi phức tạp , với những con dốc quanh co và thay đổi liên tục , độ dốc cao..hoặc thậm chí phải vượt qua những chướng ngại vật khó khăn như các mỏm đá lớn , hố rãnh sâu ..thì All Mountain là sự lựa chọn hoàn hảo . Xe tích hợp những ưu điểm của hầu hết các dòng địa hình với sự hỗ trợ của giảm sóc 2 phuộc hành trình lên tới 140-160mm. Khung xe nặng có thể chống chịu được những va đập mạnh, hay thực hiện những cú bay chuẩn xác .

1.4. Downhill (xe đổ đèo)

Downhill (xe đổ đèo) chuyên dùng để chinh phục những con dốc lớn có độ dốc cao

Nếu như bạn thích chinh phục tốc độ ở những con dốc cao thì dòng xe leo núi Dowhill rất thích hợp cho bạn đổ đèo . Cho dù những con dốc này lớn hoặc có thể dựng đứng với rất nhiều chướng ngại vật thì cũng không khó khăn gì với chiếc xe này .. Hành trình giảm sóc 2 phuộc lên tới 170-254mm chịu được áp lực và hấp thụ sốc rất lớn . Đặc biệt hơn phần yên xe được thiết kế vểnh làm giảm trọng tâm người lái đổ nhào về phía trước.

1.5. Freeride

Freeride dùng để trình diễn các kỹ thuật mạo hiểm

Thích hợp để thực hiện các kỹ thuật nhào lộn mạo hiểm , so với dòng xe MTB dowhill thì khung xe này nhẹ hơn rất nhiều tuy nhiên độ chắc chắn vẫn luôn được đảm bảo ở mức an toàn nhất cho người chơi . Xe có 2 phuộc hành trình 170-180mm với khả năng hấp thụ sốc lớn và chịu được va đập mạnh từ những màn kỹ thuật khó.

1.6. Fatbike

Fatbike thích hơp đi trên đường băng tuyết hoặc sa mạc

Hay còn được gọi là xe đạp bánh béo với bề mặt lốp rất lớn thường được sử dụng để đi trên bề mặt băng , tuyết hoặc cát  . Do diện tích tiếp xúc của lốp lớn nên xe khó bị đổ khi du chuyển . Tuy nhiên , nhược điểm của xe này lại là tốc độ di chuyển chậm do xe khá nặng .

2. Những điều cần lưu ý khi mua xe đạp địa hình 

Như đã nói ở trên sự khác biệt lớn nhất giữa các loại xe đạp địa hình đó chính là hệ thống giảm sóc , phanh xe, ngoài ra khi mua bạn cũng cần căn cứ vào phong cách cũng như ngân sách để lựa chọn xe phù hợp.

2.1 Hệ thống giảm sóc

Hệ thống giảm sóc của xe đạp địa hình rất đa dạng. Một chiếc xe đạp với hệ thống giảm sóc trước và sau (đầy đủ) sẽ đem lại cho bạn cảm giác thoải mái và nhịp nhàng khi đạp xe, nhưng cũng nặng hơn và đắt hơn nữa. “Hardtail”(xe đuôi cứng) hay xe không trang bị hệ thống giảm sóc có trọng lượng nhẹ hơn xe trang bị đầy đủ và cũng bền hơn. Tuy nhiên, một chiếc xe đạp địa hình đuôi cứng sẽ không chịu được những cú va đập mạnh. Nếu bạn chỉ vừa mới tham gia môn xe đạp địa hình, bạn có thể xem xét tới lựa chọn một chiếc đuôi cứng. Lý do đưa ra rất đơn giản, bạn tốn ít tiền hơn khi quyết định bỏ môn này vì không thích và cũng không phải mất nhiều tiền sửa chữa xe vì loại xe này có ít bộ phận hơn. Ngoài ra, bạn cũng không phải bỏ quá nhiều công sức để địa hình vì hệ thống giảm sóc hấp thụ lực mà đáng lẽ ra dùng để leo dốc.

2.2 Phong cách

Một khi bạn đã quyết định chọn lựa giữa một chiếc đuôi cứng hoặc một chiếc có hệ thống giảm sóc đầy đủ, thì bạn sẽ phải quyết định về phong cách đạp xe. Mặc dù hiện trên thị trường đang có những loại xe chuyên dụng như xe đổ đèo và xe biểu diễn, người mới tập luyện nên bắt đầu với loại cross-country (băng đồng). Loại xe băng đồng có trọng lượng nhẹ và linh hoạt, do đó người sử dụng vừa tận hưởng cảm giác lao vút vừa sử dụng trên những con đường xấu hơn ở đồng quê. Chúng được trang bị với nhiều loại giảm sóc khác nhau.

2.3 Phanh

Xe đạp địa hình được trang bị hai loại phanh chính: phanh đĩa và phanh vành. Phanh đĩa đắt hơn nhưng ăn hơn. Phanh vành rẻ hơn nhưng không hoạt động tốt khi trời mưa và môi trường bùn. Một người mới bắt đầu sẽ muốn thử nhiều loại xe với từng loại phanh khác nhau trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

2.4 Ngân sách 

Người mới bắt đầu có thể không muốn chi quá nhiều tiền cho một chiếc xe đạp địa hình, đặc biệt nếu họ không chắc về thời gian gắn bó tập luyện môn này. Nói chung, bạn có thể chi khoảng 4 triệu đồng để sở hữu một chiếc xe khá tốt. Còn nếu muốn một chiếc tốt hơn thì khoảng 10 triệu đồng là số tiền bạn nên chuẩn bị. Sau khi bạn khám phá môn thể thao này lâu hơn, bạn sẽ biết loại xe đạp nào phù hợp với phong cách tập luyện và địa hình.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm top 6 xe MTB được yêu thích nhất trên thị trường biết đâu một trong số chúng sẽ là nguồn cảm hứng bất tận dành cho bạn .

Nếu bạn là những newbie , bạn chưa có những kiến thức nhất định về MTB để lựa chọn xe phù hợp , hãy nhờ tới những chuyên gia hàng đầu để được tư vấn hướng dẫn mua xe đạp địa hình tốt và hợp với ngân sách của mình nhé!

 

Xe Đạp Thế Giới tự hào là nhà phân phối chính hãng các dòng xe đạp thể thao , xe đạp đua, xe đạp địa hình giá rẻ với chất lượng được bảo hành lên đến 5 năm. Đến với Xe Đạp Thế Giới bạn sẽ được tư vân tận tình và chuyên nghiệp để có thể chọn được những chiếc xe phù hợp với mục đích sử dụng, Mọi thông tin chi tiết liên hệ:

Hà Nội
Showroom 1: Số 12 – Ngõ 116 Nguyễn Xiển – Thanh Xuân – Hà Nội. Phone: 04.6686.9919
Ngoài giờ hành chính vui lòng liên hệ: 0961839922
Hồ Chí Minh
Số 127 Hồ Văn Huê – P9 – Q. Phú Nhuận – Thành Phố Hồ Chí Minh. Phone: 08 6683 9922
 
Các tỉnh khác xin vui lòng liên hệ: 0961839922
Exit mobile version