Xe đạp thế giới

Phần 1: Cẩm nang sử dụng xe đạp – Cách sử dụng xe

Xe đạp thể thao không đơn thuần chỉ là một phương tiện giúp đi lại mà nó còn đóng vai trò lớn trong việc giúp rèn luyện sức khỏe đồng thời làm tăng sức dẻo dai của cơ thể và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên , đối với rất nhiều người nhất là những newbie thì việc tiếp cận cũng như sử dụng xe đạp thể thao không đơn thuần là việc dễ dàng đối với tất cả . Vậy ở bài viết này , chúng ta hãy đi tìm hiểu về cách sử dụng xe đạp thể thao cho những người mới bắt đầu nhé!

Bài viết được lấy từ diễn đàn xedap.org do thành viên baphi dịch và chia sẻ như sau:

1. Các cấp độ xe đạp thể thao

Có 5 cấp độ xe được thiết kế để chạy trên những loại đường khác nhau

Xe đạp Road , Touring
Xe được thiết kế trên địa hình đá sỏi
Xe dành cho đường gồ ghê nhiều chướng ngại vật
Xe trên đường gồ ghề trung bình, có chướng ngại vừa phải
Thiết kế jumping chạy trên đường gồ ghề

>>Tham khảo thêm 6 bước để lựa chọn xe đạp thể thao phù hợp tại đây

 

2. Kích thước của xe

Khi đứng như trong hình, phải có khoảng trống ít nhất là 2,5 cm giửa ống típ ngang và đáy quần. Với xe mtb, khoảng trống này nên từ 5 đến 7,5cm.

Đo kích thước xe đạp chuẩn

3. Làm quen với các bộ phận điều khiển của xe

Sử dụng sai các bộ phận điều khiển của xe có thể gây nguy hiểm. Do vậy trước khi chạy lần đầu với tốc độ cao hoặc trên các địa hình khó, bạn nên chạy chậm trên đường vắng xe để làm quen với xe và các bộ phận điều khiển của nó.

4. Làm quen và điều chỉnh thắng xe cho phù hợp

Bạn cần làm quen với thắng xe, và điều chỉnh nó cho phù hợp với bạn.

>>Xem thêm : Làm quen với xe đạp thể thao dành cho Newbie

5. Tránh để mũi giày chạm vào bánh xe

Khi chạy ở tốc độ chậm, bạn không nên đạp lúc đang bẻ lái, vì có thể làm cho mũi giày chạm vào bánh xe, làm xe mất điều khiển. Khi chạy ở tốc độ trung bình hoặc lớn, thì góc bẻ lái nhỏ, bạn sẽ không sợ điều này xảy ra.

6. Kiểm tra xe trước mỗi chuyến lần chạy

Trước mỗi lần chạy xe, bạn cần kiểm tra xe theo danh sách dưới đây. Nếu phát hiện có bộ phận nào bị hư, bạn cần thay thế hoặc mang đến tiệm sửa xe.

6.1. Bánh xe

Lựa chọn bánh xe đạp thể thao phù hơp

6.2. Áp xuất lốp xe

Kiểm tra áp suất lốp xe có đúng như trong hướng dẫn ghi trên vỏ xe không.

Kiểm tra áp suất lốp xe thường xuyên

6.3. Thắng xe

Với thắng xe loại Hand-rim brake ( không biết dịch là gì? ), má thằng phải song song với niền xe ( hình A), khoảng cách giửa má thằng và niền xe là 1-2mm ở trạng thái bình thường ( không bóp thắng) như hình B.

Nguyên lý hoạt động của phanh V

Với thắng đĩa, má thắng phải cách đĩa từ 0.25 – 0.75mm ở trạng thái bình thường.

Bóp thắng trước và sau lần lượt để kiểm tra xem có ăn không. Bóp tay thắng và đo khoảng di chuyển của tay thắng. Nếu >15mm là thắng quá rộng, nếu <7mm là quá chật, cần điều chỉnh.

Kiểm tra độ căng của dây sên ( với xe có líp và đĩa cố định ): dùng ngón tay để nâng dây sên lên xuống. Khoảng di chuyển phải từ 6-12mm .Nếu ít hay nhiều hơn thì phải điều chỉnh.

6.4. Tay lái và stem

Kiểm tra xem stem có thẳng hàng với bánh trước không. Kẹp bánh trước giửa 2 chân, rồi bẻ tay lái sang 2 bên xem có di chuyển không, vặn tay lái xem có xoay được không. Nếu có thì phải cố định lại. Kiểm tra các dây cáp có bị căng hoặc xoắn khi bẻ tay lái sang 2 bên không.

6.5. Yên và cốt yên

Kiểm tra bằng cách xoay yên sang 2 bên, và kéo đầu yên lên/xuống. Nếu yên di chuyển được thì phải cố định lại

6.6. Điều chỉnh ống nhúng

Bảo đãm rằng ống nhún được điều chỉnh cho thích hợp với cấp độ của xe ( xem cấp độ xe trong phần 1). Kiểm tra để bảo đãm là có một khoảng cách an toàn khi ống nhún đã nhún xuống hết cở.

Kiểm tra đèn và gương phản chiếu ( nếu có), bảo đãm rằng đèn đã đuợc nạp đầy điện và có thể hoạt động được.

6.7. Đèn và gương phản chiếu

Đảm bảo lắp đèn và gương phản chiếu đúng vị trí, sử dụng màu đèn đúng , gương phản chiếu có kích thước phù hợp để có thể chiếu được tốt hơn.

6.8. Khung xe, fork và các bộ phận

Cẩn thận kiểm tra sườn xe, fork và các bộ phận liên quan trước và sau khi chạy xe, để tìm các dấu hiệu của sự làm việc quá sức ( fatigue) của các bộ phận này, đó là các dấu hiệu:

-Vết lõm

-Vết nứt

-Vết trầy sướt

-Sự méo mó, biến dạng

-Sự thay đổi màu sắc, biến màu, bạc màu

-Tiếng động không bình thường

Việc kiểm tra này đặc biệt cần thiết nếu như chiếc xe vừa trải qua những chấn động mạnh ( như lao qua những hố to), hoặc chạy trên địa hình xấu.

Cách mà bạn chạy xe sẽ ảnh hưởng đến độ bền của suờn xe và các bộ phận khác. Nếu bạn chạy một cách mạnh mẽ (hard or aggressively), thì bạn sẽ phải thường xuyên thay thế phụ tùng hơn là nếu bạn chạy một cách nhẹ nhàng và cẩn thận (smoothly or cautiously). Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng độ bền của xe như là trọng lượng, tốc độ chạy, kỷ thuật chạy, môi trường ( nhiệt độ, độ ẩm, độ mặn…). Điều quan trọng là bạn phải tự đánh giá được thời gian cần thiết để thay thế các phụ tùng. Nếu bạn không chắc chắn, hãy hỏi nhà cung cấp xe. Và có một quy luật chung, đó là bạn càng thường xuyên thay thế các phụ tùng bị hao mòn, thì bạn càng được an toàn.

Hết phần 1: Phần 2 Xe đạp thế giới xin giới thiệu về  quy trình kiểm tra các chi tiết linh kiện làm bằng carbon.

Nếu như bạn là newbie và mới bắt đầu thử sức với các dòng xe đạp thể thao , bạn có thể tham khảo thêm những tư vấn chi tiết về kỹ thuật về xe đạp thể thao để có thể nắm được những kiến thức vô cùng hữu ích giúp cho việc tập luyện và đi xe đạp được tốt hơn.

Nguồn: baphi – Diễn đàn xedap.org

>>Xem thêm phần tiếp theo : Phần 2- Kiểm tra linh kiện làm bằng carbon

 

Exit mobile version