Xe đạp thế giới

Phần 1 – Kỹ thuật đạp xe – Tư thế đạp xe đạp leo núi

Đạp xe đạp leo núi đòi hỏi bạn phải có nhiều sức khỏe và sức bền, không những vậy việc tính toán làm sao để phân bổ sức cho từng đoạn đường hợp lý, tư thế làm sao để giảm lực cản của không khí tới tối ưu, giữ vững trọng tâm…

Dưới đây là một số chia sẻ của Của BEN HEWITT trong cuốn Training Techniques For Cyclists được xuất bản vào năm 2005 :

1.Khung sườn

 Phải xuống xe (đôi khi không mong muốn) là phần không thể thiều khi đạp xe những nơi off-road. Vì vậy, bạn cần có khoảng cách khá lớn giữa thân thể và ống trên của khung xe. Kích cỡ khung xe lý tưởng là khoảng nhỏ hơn 4 inches so với cỡ xe đường trường của bạn. Vậy lựa chọn khung sườn theo chiều cao như thế nào ?

Khung xe đạp leo núi thường to , đầm và hầm hố hơn xe Road

Việc này không quá cần thiết nếu như bạn chỉ đạp xe trên vỉa hè hoặc những con đường đất bẩn nhưng bằng phẳng, khung sườn lớn hơn thì cũng không tiện lợi hơn một chiếc sườn nhỏ vừa đủ độ cao yên xe và đủ tầm vươn đến ghi-đông. Những cái khung sườn nhỏ thì nhẹ hơn, chắc hơn và dễ vận dụng linh hoạt các kỹ năng. Do các nhà sản xuất đưa ra các chỉ tiêu sườn theo các kiểu khác nhau nên phải sử dụng bài kiểm tra chặt chẽ. Khi bạn ngồi trên xe có mang giày, thì khoản cách giữa đũng quần và ống trên cách nhau ít nhất là 4 inches (10,16cm).

2.Độ cao yên

 Chiều dài của cọc yên thông thường là 350cm, vì vậy cọc yên có thể lộ ra ngoài khung rất dài trước khi vạch tối đa (được khắc bằng axit trên cọc) xuất hiện. Để đạp xe hiệu quả thì đầu gối của bạn phải hơi chùng một chút ở cuối vòng đạp (tương tự với xe đường trường). Tuy nhiên, bạn cũng có thể muốn cho yên thấp xuống một chút khi đi ở những nơi mặt đường gồ ghề, để có thể chồm đứng lên và xe trôi bên dưới mà không bị mài vào đũng quần của bạn. Ở những chặng xuống dốc thoai thoải, một số vận động viên còn hạ yên xuống thấp hơn để khối lượng cơ thể hạ thấp xuống dưới và ra đàng sau, nhưng có một số người chỉ cần trượt mông về phía sau thôi.
Độ dốc của yên: Hầu hết các cua-rơ thích đặt yên ngang, nhưng vài người (trong đó có nhiều phụ nữ) nhận thấy hướng dốc xuống tránh được sức ép và khỏi bị tấy. Một và người khác thì đặt yên dốc lên giúp họ ngồi lùi ra đàng sau dễ dàng hơn và bớt đè nặng lên cánh tay.

3.Vị trí lùi của yên

 Sự thay đổi này không sử dụng để điều chỉnh tầm với đến ghi-đôgn – vì pô-tăng đã có các loại dài ngắn khác nhau. Mục này có cùng tiến trình điều chỉnh giống như loại xe đường trường.

4.Pô-tăng

 Pô-tăng xe leo núi rất nhiều chủng loại dài ngắn khác nhau (từ 60 đến 150mm) và góc ngẩng cũng phong phú (từ -5 đến +25 độ). Để kiểm soát lái tốt, pô-tăng nên đặt thấp hơn đỉnh cao nhất của yên từ 1 đến 2 inches (2,54cm đến 5,08cm). Vị trí này giúp đặt sức nặng lên bánh xe trước để dễ điều khiển lái lên dốc và bánh xe khó rời khỏi mặt đất. Chiều dài của pô-tăng cho phép điều chỉnh để cánh tay hơi cong chùng và lưng thẳng. Pô-tăng dài và thấp dùng cho các chuyến đạp xe tốc độ cao, còn loại pô-tăng cao và ngắn để dễ điều khiển ở những chuyến đi trên những đường mòn khó khăn. Nếu bạn muốn đạp xe ở tư thế lưng dựng đứng, hãy nghĩ đến ghi-đông có góc ngẫng cao hơn, hướng cao hơn lên trên đến 1,5 inches (3m81cm).

5.Độ rộng ghi-đông

Độ rộng ghi đông vừa phải phù hợp giúp người lái dễ dàng điều khiển hơn

Thông thường chiều rộng từ đầu nọ đến đầu kia là 21 đến 24 inches (53,34 đến 60,96cm). Nếu thấy ghi-đông quá rộng, có thể dùng cưa kim loại hay dụng cụ cắt ống để cắt ngắn bớt. Nhưng trước hết phải thử chuyển bao tay và nắm tay của bạn vào trong rồi đạp một vòng để đảm bảo là bạn muốn cắt tới độ rộng nào. Phải nhứ trừ hao cho phần thanh chót bar end nếu bạn có sử dụng loại này. Nói chung là ghi-đông càng ngắn thì dễ lái khi đi nhanh. Ghi-đông rộng hơn để điều khiển ở tốc độ chậm.

6.Độ uốn lượn của ghi-đông

 Loại ghi-đông dẹt có thể thẳng hoặc cong về phía sau 11 độ mỗi bên. Người ta chọn lựa loại này vì sự thoải mái của cánh tay và cổ tay. Nên biết rằng thay đổi độ cong của ghi-đông là cũng thay đổi tầm vươn đến bao tay ghi-đông và có thể phải cần một pô-tăng chiều dài khác. Cũng có loại ghi-đông cong ngẩng lên phía trên. Những loại này đi kèm là vị trí pô-tăng phải thấp hơn.

7.Thanh chót (bar end – sừng trâu)

 Loại này đóng vai trò như đòn bẩy lúc leo dốc và tao tư thế ngồi dài và thấp hơn trên các đoạn đường hoặc vỉa hè phẳng. Lắp đặt bar end hơi hướng lên trên một chút. Các model cong vào trong giúp bảo vệ đôi bàn tay và để không trở thành chướng ngại vướng víu ở những đoạn đường mòn chật chội. Nếu bạn có nghĩ đến việc gắn bar end vào xe thì phải xem thử ghi-đông của bạn có gắn được không. Một vài loại ghi-đông siêu nhẹ không gắn được.

8.Độ dài giò (đĩa)

Độ dài của dò đĩa cũng ảnh hưởng lớn đến lực truyền động năng

 Các nhà sản xuất luôn luôn thay đổi tiêu chuẩn này cùng với kích cỡ khung sườn. Để có tác dụng đòn bẫy lớn hơn trên các dốc đứng, xe leo núi thường đi cùng với giò dĩa dài hơn 5mm so với xe đường trường của cùng một số đo cua-rơ.

9.Cánh tay

 Cánh tay hơi cong sẽ có tác động hấp thu xốc vật lý. Nếu bạn vươn tới ghi-đông mà khuỷu tay thẳng thì nên đổi pô-tăng ngắn hơn, còn không thì phải vươn người nghiêng ra phía trước bằng cách quay hai hông.

10.Lưng

 Nếu ống tuýp trên và pô-tăng đã ổn, thì bạn nên nghiêng người ra trước chừng 45 độ trong những chuyến đạp bình thường. Đây là góc độ hiệu quả bởi vì các cơ mông khỏe không đóng góp nhiều cho việc đạp xe khi bạn ngồi quá thẳng. Thêm vào đó ngồi nghiêng ra trước sẽ chuyển một phần sức nặng ra hai cánh tay, và mông không bị đau.

11.Thân trên

 Đừng cong vai, bạn sẽ tránh được đau và mõi cơ. Cứ vài phút lại nghiêng đầu để khỏi bị cứng cơ cổ.
Bàn tay và cổ tay: Nắm ghi-đông vừa chặt đủ để kiểm soát. Tay phanh nên gắn gần bao tay ghi-đông, góc tay phanh lắp đặt sao cho bạn có thể xoãi một hay hai ngón tay ra chỗ tay phanh mà vẫn nắm được ghi-đông một cách dễ dàng. Thẳng cổ tay khi đứng lên khỏi yên và khi phanh, lúc xuống dốc. Luôn luôn đạp xe với hai ngón tay cái phía dưới ghi-đông để bàn tay khỏi bị trượt ra khỏi ghi-đông.

Nếu bạn đang có dự định chinh phục địa hình với một chiếc xe đạp leo núi , bạn còn nhiều điều khá mơ hồ đối với chiếc xe định gắn bó trong chuyến đi . Hãy tham khảo ngay những lời khuyên từ các chuyên gia hàng đầu để có thể có thêm những kiến thức chọn mua xe đạp thể thao phù hợp và sử dụng chuyên nghiệp hơn.

Nguồn : Miền Xe Đạp

Trích : Training Techniques For Cyclists Của BEN HEWITT – Nhà xuất bản RODALE, năm 2005

Phần kế tiếp : Tư thế đạp xe đường trường [/themepacific_box]

Exit mobile version