Lựa chọn một chiếc xe đạp phù hợp sẽ mang lại cho bạn một chuyến đi thoải mái và tuyệt vời hơn

Tư vấn xe đạp thể thao

Phượt bằng xe đạp cần lưu ý những gì ?

By admin

June 29, 2016

Để có chuyến phượt an toàn và vui vẻ trước tiên bạn cần có bản kế hoạch chi tiết, phương án dự phòng là gì, một ngày đi được tầm bao nhiêu km để có thể dự tính địa điểm nghỉ ngơi, dựng lều trại ăn uống ngủ qua đêm…Cần mang theo những trang bị gì để đề phòng trường hợp xe bị hỏng hóc giữa đường.

Hơn nữa một điều bạn cần phải xác định là đi phượt bằng xe đạp luôn mạo hiểm và nhiều thử thách nó đòi hỏi người đi phải hiểu và kiểm soát được các vấn đề xảy ra trên đường, do đó các bạn cần cân nhắc kĩ trước khi dấn thân vào phượt bằng xe đạp.

1. Nên chọn dòng xe nào?

Lựa chọn một chiếc xe đạp phù hợp sẽ mang lại cho bạn một chuyến đi thoải mái và tuyệt vời hơn

Hai dòng xe đạp thể thao thường được các dân chuyên phượt hay dùng đó là MTB và Touring. Nếu bạn đi trong thời gian ngắn, đi trong ngày hoặc mang ít đồ thì MTB là dòng xe lý tưởng để bạn lựa chọn, khỏe đẹp, bám đường tốt do có bộ xăm lốp to, giá thành cùng phải chăng. Xe Touring thì phù hợp với những ai thích ngao du, phượt trên đoạn đường dài kiểu xuyên Việt hay hành trình vậy do nhu cầu cần phải mang, chở nhiều đồ xe đạp dòng này thường đắt hơn so với MTB.

2. Tìm hiểu lộ trình – Lên kế hoạch

Đầu tiên đi đâu thì đi cũng phải biết đích đến của mình ở đâu đã nhỉ hi. Khi có rồi hãy lên mạng tra cứu thông tin, tìm hiểu kĩ địa bàn mình muốn tới, những nơi sẽ đi qua , những điều cần chú ý khi qua những cung đường đó là gì, lộ trình như nào..

Cần lên kế hoạch lộ trình sẵn để chuyến đi diễn ra đúng theo kế hoạch

Dự kiến sức đạp xe của bạn và Team ( thường đi cùng Team mới vui được và có người hỗ trợ khi có sự cố ) khoảng 20km/h vậy chia khoảng quãng đường đi trong một ngày rồi chọn mốc nghỉ ngơi, cắm trại, thời gian định đi là bao lâu.

Thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến việc đi xe đạp. Hãy chọn thời điểm thích hợp, hướng gió thuận lợi. Chẳng hạn như tôi đi dọc biển từ Thanh Hóa đến Quảng Bình, nếu vào mùa đông sẽ thuận lợi hơn bởi gió mùa Đông Bắc. Những cơn mưa cũng có thể làm chậm vòng quay của xe, hãy theo dõi thời tiết thường xuyên.

Điều kiện ăn ngủ nghỉ cũng là đk để bạn cân nhắc khi lập plan chi tiết. Thông thường tôi hay đặt điểm ăn trưa và nghỉ đêm cách nhau khoảng 50km. Như vậy là khoảng 100km / ngày. Vì vậy điểm ăn ngủ có thể dễ dàng xác định được. Nên nhớ ở VN hàng quán, nhà nghỉ ven quốc lộ rất nhiều, còn nếu những vùng xa xôi hẻo lánh như Tây Bắc, Tây Nguyên thì nên mang theo lều, túi ngủ.

Trong lộ trình không thể thiếu được những điểm dừng chân nghỉ ngơi để lấy sức cho chuyến đi

Lộ trình là điều bắt buộc phải có trước khi lên đường. Nếu bạn có GPS thì mọi việc rất dễ dàng, còn nếu không thì bản đồ đánh dấu các điểm cũng không tồi. Cá nhân tôi trước khi lên đường sẽ vẽ một cái route để đi theo rồi nạp vào máy, bổ xung thêm một cuốn sổ nhỏ ghi chép các địa điểm trên đừong trong trường hợp GPS trục trặc, thời tiết xấu tín hiệu kém.

Sau khi có đường lộ trình cơ bản rồi, bao gồm tuyến đường, các địa phương đi qua, thời gian, địa điểm ăn ngủ nghỉ thì chúng ta sẽ tìm hiểu các thắng cảnh, di tích hay điểm tham quan sẽ đi qua và ghé thăm. Tốt nhất là tham khảo tại phuot.vn hoặc Google Map với chức năng hiển thị ảnh Paramio. Để hoàn thiện kế hoạch vẽ cung đường bạn nên tham khảo các công cụ hỗ trợ phổ biến hiện này như RidewithGPS.com hay Bikemap.net… Giúp bạn vẽ lộ trình chính xác và xuất ra file in, pdf hay gps, gpx để nạp nào thiết bị.

3. Chuẩn bị hành trang thế nào?

Khi đi cần mang những vật dụng gì  ( trong phạm vi bài viết này mình chỉ nói những chuyến đi ngắn 2-3 ngày, còn những cung đường trường, xuyên Việt mình xin nói sau ). Đây là khâu quan trọng nhất của việc đi tuor bằng xe đạp, cân nhắc lựa chọn món nào bớt đi món nào để giảm tải trọng, ưu tiên các trang bị cho cá nhân trước tập thể Team tính sau hi.

Chuẩn bị đồ dùng cần thiết cho chuyến đi

Sức khỏe : Đảm bảo các bạn có được thể lực tốt dồi dào đủ phục vụ cho mọi cung đường từ bằng phẳng cho tới đồi núi dốc, luyện tập sức bền để có thể đi dưới điều kiện thời tiết thất thường mưa – nắng.

3.1 Kiểm tra toàn diện sức khỏe của người bạn đồng hành của mình: 

Master link tùy theo loại xích, giá rẻ mà tiện dụng (5k/chiếc). Hoặc không thì bạn mang theo 1 đoạn xích thừa, thông thường các xe có chainstay tiêu chuẩn thì sẽ thừa 3-4 mắt xích, hãy cất đi chứ đừng vứt nhé.

Chuẩn bị Master link dự bị

Crank Brother M17 là bộ tools ngon bổ rẻ với chất lượng cao. Bạn không nên vì tiết kiệm mà mua những bộ tools rẻ tiền vừa không dùng được mà lại còn phá ốc. Xe đạp sử dụng ốc lục giác, tools 4` nó phá thì chỉ có nước khóc

4.Những điều cần chú ý

Tránh uống bia giải lao dọc đường vì sau khi bất tiếp tục di chuyển các cơ sẻ bị mỏi, buồn ngủ tốt nhất là tới điểm tập kết rồi hãy xả ga. Ngoài ra không nên uống nước có gas đầy bụng lắm không đạp xe được đâu hi tốt nhất là cứ về với mẹ thiên nhiên nước lọc 😀

Không thiếu những gian nan và khó khăn xảy ra trong chuyến phượt

Miếng mút bọc yên: Đi nhiều không phải là ê mông nữa, mà là nhức nhối, khó chịu ghê gớm. Nhiều bác cứ nghĩ là dùng cái bọc yên sẽ cải thiện vấn đề, nhưng em chắc chắn với các bác là nó vô bổ với những chuyến đi dài. Thậm chí còn tai hại. Ma sát giữa miếng bọc và cái yên và cái mông khổ chủ sẽ làm tăng nhiệt khu vực này, càng nhanh ê mông, thậm chí tăng nguy cơ hỏng súng, xịt đạn nên theo ý em là các bác không lên lắp vào, mang quần chuyên dụng là được rồi.

Trên đây là những lưu ý quan trọng khi bạn quyết định tham gia một chuyến phượt, nên tham khảo những tư vấn về xe đạp phượt của những chuyên gia và người có kinh nghiệp phượt xe đạp để có thể giúp bản thân có những chuẩn bị tốt hơn cho chuyến đi an toàn.

Nguồn :Tổng hợp bài viết thành viên cuongvq – phượt.vn