Chắc hẳn ai cũng biết đạp xe nhưng làm sao để đạp xe đạp cho khỏe và tiết kiệm được năng lượng , tăng cường được sức cho các bộ phận cơ hông , tay nhiều hơn nữa thì không phải ai cũng biết và luyện tập hiệu quả . Chính vì thế trong bài viết dưới đây , Xe Đạp Thế Giới mong rằng sẽ chia sẻ với các bạn những kinh nghiệm quý báu giúp rèn luyện và cải thiện sức bền khi đạp xe nhờ đó mà bạn hoàn toàn có thể có những trải nghiệm tốt hơn , tiết kiệm sức lực và tăng được quãng đường đi xa hơn .
1.Nhịp thở
Nhịp thở là yếu tố có tác động lớn đối với việc nâng cao sức bền trong quá trình đạp xe . Với một tinh thần và cơ thể được thoải mái và thư giãn bạn hoàn toàn có thể tự động duy trì cho mình một nhọp thời nhẹ nhàng nhờ đó mà có thể tiết kiệm phần lớn năng lựng hơn và chống lại những con mệt mỏi . Trong quá trình đi xe, nếu như được nhận một lượng khí O2 lớn từ quá trình hít thở mạnh sẽ giúp các tế bào nhận được nhiều oxy hơn giúp tăng cường vận chuyển oxy lên não khiến tinh thần phấn chấn và tăng sức lực .
Vận dụng nhịp thở đúng cách vào từng trường hợp cụ thể là hành động không ngoan giúp bạn hoàn toàn có thể cân bằng được lượng acid có trong cơ thể . Qúa trình trao đổi khí diễn ra đều đặn giúp bạn tránh mệt mỏi . Trong lúc thấm mệt hãy thở nhẹ nhàng , tránh thở gấp quá khiến cho phổi hoạt động cường độ mạnh khiến mệt mỏi hơn .
Một ví dụ như trong quá trình đạp xe lên dốc , nếu như bạn có thể ngồi thẳng sẽ khiến cho nhịp thở được sâu hơn , mạnh hơn , lúc này tay được mở khiến khoang ngực rộng , phổi có khả năng hít thở nhiều oxy hơn . Chính vì thế lực đạp trở nên mạnh mẽ đáng kể .
Trong quá trình đi xe đạp của mình nên kết hợp đạp xe đạp và nhịp thở một các đều đặn . Nhịp thở đều cũng khiến cho sức đạp đều và bền hơn , giúp tăng cường và nâng cao chức năng của các cơ quan như tim phổi . Khiến cho những bộ phận này có thể hoạt động đều đặn hơn . Chức năng tuần hoàn đóng vai trò then chốt quyết định đến sức đạp của bạn , do vậy đừng bao giờ bỏ qua nó nhé!
2.Tăng cường độ luyện tập
Đối với những người mới chơi xe đạp thể thao không nên đặt cường độ luyện tập quá lớn cho bản thân . Mà nên tập với cường độ nhẹ tầm 30-45 phút và tăng dần theo thời gian . Đừng bao giờ nôn nóng và đặt ra mục tiêu về tốc độ mà hãy đặt ra mục tiêu để duy trì độ bền . Thử nghiệm luyện tập nhẹ nhàng, theo dõi những tiến bộ của cơ thể theo thời gian tập . Kết hợp với chế độ nghỉ ngơi phù hợp là điều quan trọng giúp bạn có thể duy trì tốt hơn cường độ của mình . Trong quá trình luyện tập , nên dành thời gian nghỉ ngơi tầm 5- 10 phút để các cơ có thời gian nghỉ dưỡng sau đó hãy bắt tay để luyện tập cho quá trình tiếp theo nhé!
Chia nhỏ quãng đường và kết hợp thời gian luyện tập để luyện tập và đánh giá như vậy bạn sẽ có nhiều động lực để luyện tập hơn đấy ạ .
3.Bổ sung năng lượng
Trong quá trình đi xe , cơ thể phải tiêu tốn rất nhiều năng lượng cho việc đạp xe , calo bị đốt cháy đồng thời bạn phải cung cấp lại cho cơ thể đủ lượng calo đó . Trong các cuộc đua các vận động viên thường được tiếp đồ ăn giữa quãng đường để bổ sung năng lượng . Sau mỗi buổi đạp xe không nên nhịn đói mà nên ăn ngay đồ ăn để bổ sung năng lượng cho cơ thể , có thể chuẩn bị những đồ ăn nhẹ , bánh , kẹo , sữa , thanh năng lượng …
Cơ thể cũng bị hao hụt rất nhiều nước và chuyển hóa thành mồ hôi , lượng kaki trong cơ thể bị chênh lệch nên cần cung cấp ngay nước , các thức uống năng lượng như nước chanh muối , các thức uống năng lượng. Nên uống nước từng ngụm từng ngụm một để nước có cơ hội được thẩm thấu kỹ chứ không nên uống liền một lúc quá nhiều nước .
Trên đây là những chia sẻ hữu ích để bạn có thể luyện tập và gia tăng được sức bền tốt nhất trong quá trình đi xe đạp . Nếu như bạn là người mới chơi bạn nên tham khảo những chuyên gia hoặc người chơi xe đạp thể thao lâu năm để có thêm nhiều kinh nghiệm đi xe đạp hơn nhé!
>>Có thể bạn quan tâm : Làm quen với xe đạp thể thao dành cho Newbie