Kính phải vừa đảm bảo khả năng quan sát , vừa đảm bảo tính an toàn

Tư vấn xe đạp thể thao

Tìm hiểu các loại kính đi xe đạp

By admin

August 05, 2016

Kính mắt dành cho người đi xe đạp thể thao , dã ngoại có tác dụng bảo vệ mắt tránh khỏi những vật thể lạ bay vào mắt , hạn chế các tia tử ngoại , sự tác động của nước mưa, gió , làm mắt nhìn rõ hơn khi đi trong điều kiệu.

Kính làm tăng khả năng quan sát và bảo vệ mắt

thời thiết xấu nhiều mây mù …Kính thường có 5 tròng màu thay đổi được , mắt phản quang và polarized, có dây đeo kính đàn hồi chống rơi kính,có mắt phụ để lắp mắt cho người cận viễn loạn…

1. Phân loại và tác dụng của các tròng màu của kính đi xe đạp

– Mắt phản quang hay mắt tráng dầu: Dùng khi đi trời nắng gắt, giảm các tia có hại tới mắt

– Mắt đen có phân cực – Polarised – Giảm lóa, giảm chói nếu gặp luồng ánh sáng mạnh

– Mắt vàng: Tăng độ sáng, thường dùng khi đi trời sương mù hay trời tối, nên mắt vàng hay gọi là mắt phá sương

– Mắt nâu: Thường mắt này ít dùng, đi trời nắng nhẹ

– Mắt xanh: Thường mắt này ít dùng, đi trời nắng nhẹ hoặc râm mát

– Mắt trắng: Đi xe trời tối, chủ yếu tránh côn trùng hoặc bụi bay thẳng vào mắt

Phân loại gọng – thân kính xe đạp thể thao:

– Cốt nhựa có bọc cao su chống rớt, rơi

– Cốt sắt tăng độ bền

– Một số loại kính xe đạp thể thao có 2 cần ra để gắn dây chun đàn hồi giúp giữ kính luôn trên khuôn mặt. Hoặc một số loại có bộ phận mount để gắn kính lên mũ lưỡi trai. Một số loại thân gọng dẻo

Phân loại dây đeo kính thể thao khi đi xe đạp:

– Dây dù : Gắn vào 2 cần kính , nếu có rơi kính thì kính vẫn ở trước ngực, không rơi mất

– Dây đàn hồi bản lớn: Giúp luôn cố định kính trên đầu, rất có ích khi đi đường đồi núi, đường sóc…

2.Cách lựa chọn kính xe đạp phù hợp

2.1 Chọn tròng kính (lenses)

Lựa chọn tròng kính phù hợp là điều nhiều người đi xe đạp quan tâm

Chúng ta hay xem trong kính như là một tiêu chuẩn để chọn kính, với kiểu dáng, hình dạng, màu sắc, chất liệu,… Điều đó là hợp lý. Với kính thể thao, ta chú trọng chọn loại tròng liền hai bên hơn là loại hai tròng vì thứ nhất, tròng liền trên một mảnh có độ bền lớn hơn, dễ dàng hơn khi vận động hoặc ngăn gió, mưa,…thứ hai, loại tròng hai bên dễ gây khó chịu về mặt tầm nhìn ở giữa hai mắt.

 

Một ưu tiên tiếp theo khi chọn tròng kính là một bộ kính có nhiều tròng kính đủ màu sắc để thay đổi tùy theo hoàn cảnh như đi ban ngày hay đi ban đêm,…bạn không thể đeo mỗi cái tròng kính màu râm ấy cho cả ngày lẫn đêm. Hiện các loại kính chuyên nghiệp thường có cung cấp kèm nhiều loại tròng kính khác màu nhau như:

Tròng màu râm: đi trời nắng

Tròng trắng trong suốt: đi ban đêm hoặc thời tiết xấu

Tròng cam/vàng dùng cho ánh sáng thấp,…

Một cái quan trọng nữa là kính có phủ lớp chống xước hay không? Vì bạn biết đó, ở điều kiện hoạt động nhiều mà tròng kính không được bảo vệ thì nó sẽ trầy hết.

2.2 Gọng kính và mũi

Cần có sự tương thích giữa gọng kính và mũi

Vị trí mũ của kính thường được đệm bằng cao su mềm để có thể bám trên sống mũi của bạn cũng như làm cho mũi bạn với kính tiếp xúc êm ái hơn trong thời gian dài. Kính càng đắt tiền thì vị trí này càng êm ái, dễ chịu! Chắc chắn rồi!

Về gọng thì ta quan tâm độ ôm sát của nó với trán và kéo dài đến hai bên tai của mình. Điểm cuối gọng thường được đặt cao su mềm để tránh làm đau đầu do kính ôm sát quá lâu. Một số kính có thể thay thế 2 càng 2 bên bằng dây buộc quanh đầu để giữ chắc kính nếu bạn muốn chắc chắn trong một hành trình dài.

2.3 Khả năng chống đọng sương

Kính phải vừa đảm bảo khả năng quan sát , vừa đảm bảo tính an toàn

Thường kính thể thao được phủ lớp chống kéo màn sương trên tròng kính. Tính năng này giúp tròng kính không bị mờ khi bạn dừng xe lại, như dừng đèn chẳng hạn.

2.4 Khung cho kính cận

Bạn có nghĩ bạn đã đeo kính cận rồi thì bạn không cần đeo kính thể thao không? Cá nhân tôi không nghĩ vậy, vì kính cận không được thiết kế tròng rộng để chắn gió. Tin vui: Một số kính cho phép bạn gắn gọng kính cận vào phía trong kính thể thao! Tiện lợi đôi đường nhỉ?

2.5 Phụ kiện bảo vệ

Túi đựng kính, hộp đựng kính là những món không nên thiếu đi kèm kính, giúp bạn bảo quản kính tốt nhất có thể.

Phụ kiện bảo vệ mắt kính

Bạn đang có ý định sắm cho mình một chiếc kính đi xe đạp nhưng đang khá lúng túng không biết lựa chọn kính như thế nào hãy tham khảo ngay những tư vấn về xe đạp thể thao và hướng dẫn chọn mua kính xe đạp thích hợp từ các chuyên gia có kinh nghiệm hay những người chơi xe đạp thể thao chuyên nghiệp để lựa chọn cho phù hợp nhé!

>>Tham khảo thêm các bước lựa chọn xe đạp thể thao phù hợp với chiều cao tại đây