Xe đạp thế giới

Hướng dẫn các bộ phận cơ bản của xe MTB dành cho người mới chơi

Nếu như bạn là một người mới chơi MTB chắc chắn bạn sẽ có những câu hỏi về những điều cần làm trên một chiếc xe đạp leo núi . Một trong những điều quan trọng nhất về môn xe đạp thể thao này bên cạnh những kỹ năng và kỹ thuật là người dùng nên nắm chắc giải phẫu của xe . Chính vì thế việc hiểu biết chính xác về các bộ phận của xe đạp leo núi này là rất cần thiết .Trong bài viết dưới đây , chúng tôi sẽ nói về những thành phần riêng biệt của những chiếc xe đạp leo núi cũng như những chức năng để những người dùng có thể hoàn toàn nắm bắt được.

1.Khung xe 

Không chỉ riêng xe đạp MTB mà bất kỳ chiếc xe đạp nào thì khung là một bộ phận quan trọng nhất đối với những chiếc xe bởi vì nó chính là bộ phận quan trọng như là chiếc xương sống của xe , là điểm tựa để các bộ phận khác níu giữ tại đây. Với một chiếc khung tốt bạn có thể có những thiết lập tốt hơn . Thông thường khung chất lượng sẽ có độ bền cao hơn .

Khung xe đạp thể thao tốt đem lại sự mạnh mẽ cho xe đạp của bạn

Khung được làm từ những vật liệu khác nhau , có thể là từ thép , nhôm, các dạng hợp kim , carbon và cả titan . Nhưng nhôm thường là vật liệu được ưa chuộng nhất với giá cả phải chăng cũng như độ chắc chắn tương tự carbon . Nếu như chọn carbon thì vật liệu này khá nhẹ , mạnh mẽ và hấp thụ sốc khá tốt . Nhưng khung làm bằng carbon thường đắt tiên , nếu như ngân sách bạn dư dả hãy suy nghĩ đến việc lựa chọn khung chất lượng này.

Khung bao hôm gồm có 6 thành phân cơ bản : bao gồm 3 ống tạo thành hình tam giác chính của khung xe đạp bao gôm ống trên cùng , ống xuống và ống đứng chỗ cọc yên .Cùng với ống ghế ngồi và 2 ống phía sau tạ thanhf tam giác khung phía sau giữ bánh xe sau và trục. Như vậy có tới 4 kết nối nằm tại vị trí trung tâm .Phần trước khung là vị trí gắn phuộc và có khả năng giữ bánh xe phía trước.

2.Bánh xe

Hai bánh xe dường như không cần phải giải thích nhiều . Tuy nhiên , điều thú vị khi khám phá xem xét kỹ hơn các bộ phận tạo thành một chiếc bánh xe. Mọi người đều biết đươc rằng bánh xe gồm săm , lốp , vành và nan hoa . Lốp cao su thường có khá nhiều kích thước và phụ thuộc vào địa hình bạn đi xe đạp . Lốp được làm đầy bằng việc bơm áp suất không khí vào săm . Nếu như lốp ngoài dày hơn và mạnh mẽ hơn và có nhiều rãnh và gai sẽ có thể giúp người điều khiển xử lý tốt hơn .

Bánh xe đạp MTB được thiết kế khá đặc biệt với nhiều gai và rãnh để xử lý địa hình kỹ thuật

Lốp thường được nối với vành bánh xe với vòng ngoài . Giống như khung xe, vật liệu thông dụng nhất để làm vành bánh xe đó chính là nhôm ngoài ra còn có carbon . Xe đạp rẻ hơn thì sẽ có rìa thép trong khi những chiếc xe đạp leo núi cao có rìa được làm băng sợi carbon . Van nằm bên trong được sử dụng để thổi săm xe được đặt bên trong lốp xe đi qua một lỗ nhỏ tại vị trí vành đai . Các nan hoa được gắn với vành và hội tụ về phía trung tâm của bánh xe . Trung tâm này được xem là phần quan trọng của bánh xe vì nó chứa các trục cùng với vòng bi.

3. Động cơ 

Bàn đạp và cranks khi đẩy làm cho dây xích quay truyền lực tới líp và giúp cho bánh sau di chuyển đẩy bánh trước cho xe đi. Bàn đạp được gắn vào vị trí trục khuỷu tại nút khung dưới cùng . Nó chứa trục chính , vòng bị cho phép các trục khuỷu có thể quay .

Bàn đạp và đùi đĩa cũng có thể là một trong những bộ phận của một chiếc xe đạp leo núi được xem xét . Tuy nhiên có một số điều bạn cần cân nhắc khi mua một chiếc xe đạp leo núi mới .

Trước hết có tới hai loại bàn đạp đó là bàn đạp phẳng và bàn đạp clip . Bàn đạp phẳng( thường có hoặc không có răng ) được thiết kế tốt nhất cho những người đi xe đạp leo núi . Để có thể có được lực tốt bạn nên đảm bảo bàn đạp luôn nằm tại vị trí trung tâm của xe. Điều này cho phép bạn có thể đẩy xuống với một chân trong khi kéo lên . Bạn cũng có thể chọn lựa được những bàn đạp dạng clip để chúng có thể giữ chân bạn tốt hơn .

Ngay cả các cranks cũng đáng kể để xem xét . Chiều dài của các crank cũng ảnh hưởng khá lớn đến hiệu xuất mà bạn đạp . Nếu như đi xuống dốc khi bạn đạp thì một cranks ngắn sẽ tốt hơn .

4.Xích và bánh răng

Xích và bánh răng tạo nên những thành phần quan trọng nhất đối với một chiếc xe đạp leo núi. Trên thực tế với một bánh răng tốt thì thường có ở những chiếc xe đạp trung cấp và cao cấp . Tầm quan trọng của một bộ bánh răng tốt không thể phóng đại vi quả thực chúng giúp tăng hiệu suất cho bạn khi đi trên những địa hình khác nhau.

Hệ thống bánh răng trên xe đạp leo núi tạo nên sức mạnh khi đi trên các địa hình khác nhau

Một chiếc xe đạp leo núi tốt thường có hai bộ bánh răng , một ở phía trước gần crankset , một nằm ở bánh sau . Bộ bánh răng phía trước bao gồm hai hoặc ba bánh xe . Bộ phận chuyển đổi ngoại lai có trách nhiệm chuyển xích từ bánh răng này sang bánh răng khác . Bạn có thể sử dụng những bánh răng phía trước ít hơn bánh răng phía sau . Mỗi lần thay đổi bánh răng thì sẽ tạo ra được những sự khác biệt đáng kể về tốc độ.

Bánh răng phía sau của líp thường nhỏ hơn bánh răng đĩa trước . Thiết bị đề sau có trách nhiệm thay đổi các bánh răng ở trên líp . Bạn sẽ phải sử dụng nó rất nhiều , điều đó cũng có nghĩa là cần có những chất liệu có chất lượng .Khi bạn kiểm soát toàn bộ bánh răng với các đòn bẩy thay đổi trên tay lái của bạn . Cáp đề giúp bánh răng chuyển hướng hoạt động giúp bạn truyền tải những thông điệp mà bạn muốn.

5.Hệ thống phanh 

Hệ thống phanh xe đạp của bạn bao gồm tới ba thành phần chính . Khi cáp phanh nối với đòn bẩy phanh với má phanh hoặc đĩa phanh . Nếu như ta tạo một áp lực lên đòn bẩy phanh thì chắc chắn rằng má phanh sẽ tạo ra lực hãm lên đĩa phanh hoặc vành để ngăn cản bánh xe không chuyển động nữa.

Miếng đệm phanh hay má phanh được đặt ở trên cùng nơi vị trí bánh trước và bánh sau tương ứng gần ngã ba phuộc trước và chỗ ngồi . Bằng cách kéo các đòn phanh cũng như miếng đệm ở mỗi bên bánh xe được đẩy vào nhau . Bằng cách này chúng hoàn toàn bị làm chậm lại.

Bạn sẽ hoàn toàn tìm thấy đĩa phanh xung quanh xe của bạn . Với hệ thống phanh xe hiện đại thì hiệu quả cao hơn khi sử dụng miếng đệm . Sự khác biệt lớn nất đó là miếng đệm được đưa lên đĩa trái ngược với vành bánh xe cho rằng phanh đĩa tốt cho cả xe đạp leo núi vì chúng phù hợp và mang lại hiệu quả cao dù đi trong bất cứ điều kiện nào như đường mòn .

6.Yên xe 

Yên xe được trượt vào ống ghế có thể di chuyển lên hoặc xuống và tùy thuộc vào chiều cao của chính bạn . Nó được bảo vệ bằng cách thắt chặt những kẹp sau chỗ ngồi. Yên xe nằm trên đầu của cọc yên và điều quan trọng là yên của bạn được thoải mái hơn .Do vậy để có thể có được một vị trí lái tốt bạn nên lưu ý cài đặt yên xe sao cho tương ứng với chiều cao của bạn , sự thoải mái và tương ứng với các bộ phận của hệ thống lái giúp cho bạn có một vị trí lái tốt hơn.

7.Thanh tay lái 

Thanh lái thẳng cung cấp cho người lái sự tự tin và tạo lực tốt hơn

Như tên gọi đó là nơi bạn sẽ đặt tay lên , với vị trí này nó chứa đòn phanh và chuyển bạn có thể chỉ đạo bánh xe phía trước . Có rất nhiều loại tay lái khác nhau nhưng trên những chiếc xe đạp leo núi phổ biến  là những loại thanh phẳng . Đây được xem là thành phần cơ bản của thanh thẳng với rất ít hoặc không có những đường cong lên xuống như các loại xe đạp thể thao khác .Với thanh lái thẳng mạnh mẽ người điều khiển hoàn toàn có thể tự tận dụng được sức mạnh để có thể mang lại hiệu suất tốt nhất khi leo.

Trên đây là những thông tin giải phẫu hữu ích về các bộ phận của một chiếc MTB để cho người mới bắt đầu chơi có thể hình dung rõ nhất . Hãy nắm rõ những thông tin trên đây.

>>Có thể bạn quan tâm : 5 kỹ năng cưỡi MTB cơ bản dành cho người mới bắt đầu

 

 

Exit mobile version