Xe đạp thế giới

Hướng dẫn cách bảo dưỡng phanh xe đạp thể thao

Phanh xe đạp là bộ phận dễ bị hao mòn nhanh và hay gặp những rắc rối vặt do thường xuyên hoạt động tiếp xúc mạnh, bụi bẩn.. Vậy để cho phanh hoạt động tốt và trơn chu cần tới những chú ý vệ sinh bảo dưỡng như nào? Trong bài viết dưới đây , chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích hơn giúp bạn có thể hoàn toàn tự mình thực hiện bảo dưỡng thật tốt.

Phanh xe hiện nay có 2 loại: Phanh vành niềng và phanh đĩa, trong phanh đĩa lại phân ra phanh đĩa cơ và phanh đĩa dầu ( phanh dầu đắt tiền và hoạt động tốt, êm hơn phanh cơ ). Sau đây chúng ta sẽ cùng đi vào bảo dưỡng từng loại phanh cụ thể nhé!

1. Bảo dưỡng phanh vành niềng xe đạp

Bảo dưỡng phanh vành niềng rất đơn giản

-2 miếng đệm cách xa má quá , bóp phanh phải dùng lực thật mạnh , phanh không còn ăn như trước

+Do miếng đệm ma sát trực tiếp với vành cho nên bị mài mòn theo thời gian

+Do đất , bùn và rác bám quá nhiều và vành và lốp gây kẹt phanh

Thường xuyên tiến hành kiểm tra độ dày của phanh xe đạp thể thao cứ sau mỗi 4-6 tháng sử dụng hoặc trước và sau các chuyến đi . Độ dày của phanh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố có thể là do thời gian sử dụng , lực tác dụng lớn hay nhỏ và khả năng bạn đi thường xuyên .

Tuyệt đối không được để đến lúc má phanh quá mòn dẫn tới tình trạng giá sắt của phanh tiếp xúc trực tiếp với vành cào vành gây hư hại như cong vành , xước vành thậm chí khiến vành vị sốc và gãy.

Tiến hành vệ sinh cho xe đạp thể thao  của bạn một cách thường xuyên để loại bỏ bùn , các chất bẩn và cỏ rác khỏi phanh và vành , làm sạch má phanh.

2. Bảo dưỡng phanh đĩa 

2.1 Phanh đĩa cơ 

Khi đi xe nếu như có dấu hiệu bất thường thì phanh thường kêu lên những tiếng kin kín , hoặc quẹt quẹt

Có rất nhiều nguyên nhân khiến phanh xe đạp bị kêu , có thể là do :

+Phanh tiếp xúc với má phanh do bị lệch

+Miếng đệm bị mòn, má sát vào đĩa

+Bùn , đất và rác bị dính nhiều và gây nên tình trạng bị kẹt trong phanh

Nhỏ dung dịch vệ sinh cho roto

Lúc này bạn nên bình tĩnh và kiểm tra lại phanh . Quan sát phanh xe đạp xem má phanh có bị ăn sát vào vành hay không, đó có thể do một thời gian dài sử dụng khiến cho vị trí má phanh có thể bị lệch sang hẳn một bên .Nếu bị lệch thì có thể sử dụng những loại dụng cụ để có thể căn chỉnh lại ốc và căn chỉnh vị trí cân bằng so với vành.

-Kiểm tra miếng đệm má phanh , nếu thấy nó không còn dày nữa do bị bào mòn quá nhiều hãy tiến hành thay má phanh mới bằng cách tháo nhẹ ốc đằng sau má phanh để cho những miếng đệm bằng cao su rời ra khỏi phần chụp sắt . Sử dụng ngay một miếng đệm cao su mới để tiến hành thay thế.

-Trong khá nhiều trường hợp nếu như phần phanh bị dính quá nhiều bùn đất lúc này bạn nên tháo phanh và thực hiện vệ sinh sạch sẽ từ những bộ phận của phanh . Có một lưu ý là thực hiện hạn chế xả trực tiếp vào các bộ phận má phanh vì bộ phận này rất dễ bị hư hại , gỉ sét.

2.2 Phanh dầu 

Cảm nhận lực phanh không ổn định khiến cho phanh bất thường

-Có thể do lượng dầu trong phanh bị tụt

Với những ai không có kinh nghiệm tra dầu thì không nên tự ý tháo phanh ra để bơm dầu mà hãy mang tới những tiệm sửa chữa xe đạp để những người thợ có kinh nghiệm sửa chữa bơm dầu cho phanh có kỹ thuật và chính xác hơn.

Phanh dầu hoạt động êm ái khi lượng dầu ổn định

Một điều lưu ý đối với cả phanh đĩa cơ và phanh đĩa dầu đó là khi bảo dưỡng tuyệt đối không được sờ tay vào phần đĩa roto mà phải dùng khăn mềm sạch lót vì da tay thường có dầu , dầu này thường bám vào đĩa có thể gây ảnh hưởng đến hiệu suất của phanh.

Tuyệt đối không được tra dầu mỡ vào phanh để tránh rít hay bảo dưỡng vì nguyên tắc hoạt động của phanh dựa vào lực ma sát, nếu ma sát giảm thì khả năng phanh cũng giảm theo. Gây ra những bất lợi không đáng có trong quá trình phanh.

Nếu phanh của bạn đang trong trạng thái quá rít, kêu cót két liên tục thì đừng nghĩ rằng dầu mỡ sẽ là câu trả lời . Nếu bạn sử dụng phanh niềng thì khả năng cao có thể đến từ các má phanh không được sắp đặt cẩn thận hay thậm chí đã mài mòn gần hết . Nếu như bạn tiếp tục sử dụng phanh đĩa  nhiều khi nó rít chẳng vì lí do gì cả. Tuy nhiên, hầu hết mỗi khi phanh kêu là khi má phanh bị bẩn. Vệ sinh hoặc thay mới má phanh là điều cần thiết để đem lại sự yên bình cho người đi bộ.

Với những chia sẻ trên đây , hi vọng rằng bạn có thể tự mình xử lý tốt khi gặp những dấu hiệu này mà không phải tỏ ra lúng túng. Nếu như không có những kiến thức về cơ khí để bảo dưỡng phanh bạn có thể tham khảo thêm những thông tin tư vấn bảo dưỡng xe đạp thể thao từ những người có kinh nghiệm để có thể bảo dưỡng được tốt hơn.

Exit mobile version