Phanh niềng xe đạp gồm có 2 má ,ốc, niềng , dây cáp và tay lái ..

Tư vấn xe đạp thể thao

Hướng dẫn cách lắp phanh xe đạp

By admin

March 28, 2017

Lắp phanh đơn giản mà không cần sự hỗ trợ của thợ sửa chữa và đảm bảo cho bạn có chuyến đi an toàn hơn . 

Phanh là bộ phận quan trọng đối với các loại xe đạp thể thao  nói riêng và xe đạp nói chung , phanh xe giúp người điều khiển có thể kiểm soát được tốc độ trong những chuyến đi . Kiểm soát được những tình huống bất ngờ xảy ra trên đường và đối với những dòng xe MTB hay BMX phanh xe giúp cho tay chơi có thể dễ dàng điều khiển các cú bay , nhảy , xoay qua những chướng ngại vật một cách đơn giản .

Phanh xe đạp thể thao hiện nay có 2 loại chính đó là phanh vành niềng hay còn gọi là phanh chữ V và phanh đĩa. Phanh vành niềng thường bắt gặp ở những loại xe đạp thường , xe đạp thành phố hay xe Roadbike . Còn phanh đĩa chủ yếu là dòng xe đạp leo núi , xe BMX…Vậy khi mua xe đạp thể thao hoặc khi cần thay thế bạn đã biết cách lắp ráp 2 loại phanh này chưa? Làm thế nào để lắp phanh xe đạp chính xác , đảm bảo an toàn và không phát ra tiếng kêu? Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây nhé! Hi vọng sau bài viết này , ai cũng có thể tự tin tự mình lắp phanh xe mà không phải làm phiền tới người khác nữa.

1.Chuẩn bị 

Tất nhiên không thể lắp phanh được bằng tay , phải dùng tới nhiều công cụ hỗ trợ để có thể lắp dễ dàng hơn.

Phanh niềng xe đạp gồm có 2 má ,ốc, niềng , dây cáp và tay lái ..

 

Một bộ phanh đĩa xe đạp thể thao bao gồm : tay phanh , dây cáp , ốc, 2 đĩa

+1 bộ dây thắng ( 1 sợi phanh trước , 1 sơi phanh sau)

+ Ốc vít , bu lông

+Tuốc nơ vít

+Cờ lê

+Dầu mỡ bôi trơn cho phanh

2.Cách đi dây và lắp tay thắng

Tay thắng cũng là bộ phận rất quan trọng mà ai cũng tưởng chừng rất đơn giản. Việc lắp tay thắng cần được thực hiện tỉ mỉ và được đo đạc chính xác vò nó còn ảnh hưởng tới cả tư thế khi đi xe đạp của người chơi . Nếu như tay thắng quá cụp hoặc quá vểnh sẽ khiến cho người lái bị hành hạ thường xuyên bởi những cơn đau cổ tay . Nên để tay thắng thẳng và nên thử trước khi bắt ốc .

– Lắp tay thắng 

Đơn giản là nới vòng cố định ở tay thắng bằng cách bóp tay thắng và nhìn vào phía trước trong hốc tay thắng sẽ thấy 1 con ốc lục giác hay 1 con ốc 4 chấu hoặc 2 chấu, xả con ốc này thật nhiều vòng để nới vòng cố định ( bằng sắt trắng )và có thể tròng vào ghi- đông 1cách thoải mái , nếu không sẽ gây ra nhiều dấu chợt.

Vẹt trên ghi-đông do vòng cố định khi qua những khúc quanh trên ghi-đông , có cần thì cứ mở hẳn con ốc này ra chỉ để cái vòng cố định còn lại rồi luồn vào ghi-đông, sau khi chọn vị trí chính xác khi đó bắt tay thắng vào, điều này cũng nên làm với tay lắc , tuy nó sẽ mất công hơn nhưng với anh em mới tập làm thì nên như vậy vì như thế sẽ không làm ghi-đông bị chợt vẹt, mặc dù phần chợt vẹt này nằm dưới tay quấn ( tape) nhưng vẫn không sướng .

Đo tay thắng trước khi lắp để căn chỉnh tay thắng thoải mái phù hợp khi đi

Sau khi bắt tay thắng vào ghi-đông , khoan siết chặt ốc cố định tay thắng vì còn phải canh chỉnh lại , chỉ siết vừa đủ cố định tạm thời, lấy vỏ dây thắng đi thử từ chân của tay thắng cho đến các điểm cố định dây thắng trên ghi đông ( với tay chìm ), ngàm thắng trước và trên sườn, làm dấu và cố định vỏ thắng bằng băng keo trong nơi ghi đông với tay thắng chìm, sau đó là cắt vỏ thắng , chú ý vỏ thắng sau phải nới hơi rộng nơi bốt ( gióng ) cổ , nếu cắt sát quá sau này khi ôm cua sẽ nguy hiểm vì thiếu dây.

Kiểm tra đầu ụ nơi dây cáp ( ruột ), rồi xỏ qua lổ cố định trong tay thắng ( tay chìm , tay nổi xỏ như nói ở trên ) ruột thắng sẽ xuyên ra sau hoặc thò lên trên . Kinh nghiệm dây thắng phải để nguyên khoan cắt vội cho dù có dài. Ruột thắng phải được vuốt qua 1 lớp mỡ rồi xỏ vào vỏ dây thắng, các đầu vỏ dây thắng phải có các bọc bằng nhựa hay bằng nhôm hoặc bằng sắt để vỏ thắng khỏi xơ,đầu dây thắng sau khi cắt phải được mài bằng.

Sau khi toàn bộ dây thắng được bắt vào nơi cố định, bạn ngồi lên xe rồi thử các cự ly thân thể để chọn 1 vị trí cố định thoải mái , chính xác và 1 lần nữa bạn xem bằng mắt , tay, và cảm nhận để cho 2 tay thắng đều nhau ( ko lệch cao, thấp )độ tỳ tay hoàn hảo, xem xét lại 1 lần nữa các điểm có liên quan đến tay, dây thắng để chỉnh lần cuối và lúc này bạn mới yên tâm siết thật chặc ốc cố định , phải nhớ là siết thật chặc .

Xong tay thắng rồi thì bạn mới căn chỉnh mọi chi tiết ngàm thắng , má thắng. Lắp đĩa phanh vào bánh xe trước xong mới lắp ổ phanh, căn chỉnh cho má phanh thật cân đều hai bên đĩa phanh.

3. Cân chỉnh phanh đĩa 

Phanh đĩa là một trong hai bộ phận (bộ phanh đĩa và bộ đề chuyển số) khó chỉnh nhất trong quá trình lắp xe. nhiều bạn lắp ráp xong xuôi thì lại gặp vấn đề về cân chỉnh đối với phanh đĩa . Có một số điểm cần lưu ý như sau , nếu như nắm bắt tốt bạn hoàn toàn có thể căn chỉnh dễ dàng .

Một số ốc chính làm nhiệm vụ trên phanh đĩa như :

+2 con ốc bắt trên cụm phanh vào giảm xóc , ốc này nên vặn chặt

+Ở gần bánh xe có 2 ốc có tác dụng là điều chỉnh phanh có thể nghiêng cụm sang trái hoặc phải , nên điều chỉnh sao cho phần đĩa phanh nằm giữa 2 chiếc má phanh

+Ở mặt trong của cụm phanh thường có 1 con ốc mà khi ta vặn ốc này má phanh sẽ tự động đùn ra . Lưu ý ốc này chỉ chỉnh khi nó mòn thì mới nên vặn ra nhé.

+Còn chiếc ốc quan trọng nữa đó là 1 chiếc ốc nằm trên đỉnh của củ phanh ( ốc nối dây ) ốc này có tác dụng căn chỉnh độ căng dây phanh ( đối với phanh đĩa cơ )

Trên đây là những hướng dẫn lắp phanh xe đạp cơ bản mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn mong rằng những chia sẻ hữu ích này sẽ giúp bạn phục vụ tốt trong quá trình lắp ráp , thay thế và bảo dưỡng phanh xe đạp của mình mà không cần phải nhờ tới những anh thợ bảo dưỡng nữa.

Trong quá trình sử dụng nếu như bạn còn nhiều băn khoăn và không có kiến thức về cơ khí bạn nên nhờ tới sự giúp đỡ tư vấn về xe đạp thể thao của các chuyên gia hoặc người chơi xe có kinh nghiệm để được giúp đỡ.