Xe đạp thể thao không chỉ là bộ môn thể thao đặc biệt trên thế giới được mọi người yêu thích mà hiện nay trong cuộc sống hàng ngày , chiếc xe này đã trở thành phương tiện chuyên dụng trong cuộc sống . Xe đạp thể thao phục vụ nhu cầu di chuyển của mọi người qua trung tâm thành phố , giúp nhà nhà rèn luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe , xe đạp còn là phương tiện đi học đi chơi của các bạn học sinh sinh viên , của dân văn phòng ..Bấy nhiêu đó thôi cũng thấy được sức lan tỏa một nếp văn hóa đi xe đạp trong cuộc sống đô thị hiện đại.
Bắt đầu lần đầu tiên đi xe đạp thể thao , chắc chắn rất nhiều người còn có những bỡ ngỡ vì cấu tạo , thiết kế cho tới cách sử dụng chẳng hề giống so với chiếc mini Nhật xưa, cũng chẳng giống với chiếc xe Thống Nhất một thời . Vậy đi xe đạp thể thao như nào cho đúng , Xe Đạp Thế Giới xin chia sẻ những kinh nghiệm đi xe đạp thể thao để mọi người có thể cùng tham khảo và trau dồi trong quá trình đi nhé!
1.Chuẩn bị trước khi đi xe đạp thể thao
Nhu cầu của những người chơi xe đạp thể thao có thể là leo núi , thám hiểm, rèn luyện thể thao …với mỗi bộ môn lại cần có sự chuẩn bị khác nhau . Nhưng dù là mục đích nào bạn cũng nên chuẩn bị những điều sau đây để có thể có một chuyến đi thoải mái và luôn tự tin nhất :
-Chuẩn bị bộ dụng cụ sửa chữa mini để cứu cánh lúc cần thiết bao gồm ( tuốc nơ vít , bơm mini , miếng vá, keo vá, bộ lục giác , đòn bẩy …)
-Các dụng cụ bảo hiểm khi đi xe đạp như mũ bảo hiểm , giầy , kính , miếng bảo vệ đầu gối và tay chân …
-Quần áo nên chọn quần áo thoáng mát , thoải mái , chất hiệu co giãn , thấm mồ hôi tốt . Đối với bộ môn leo núi thì bạn cần chuẩn bị quần áo chuyên dụng , ngoài ra nên chuẩn bị quần áo chống thấm và bảo vệ khi đi trong những điều kiện khắc nghiệt .
-Trong quá trình đi xe cơ thể bạn phải tiêu thụ năng lượng cho việc đạp xe . Chính vì thế mà bạn có thể chuẩn bị một chút đồ ăn nhẹ như bánh ngọt, thanh năng lượng , nước ép hoa quả , kẹo nước uống để có thể bổ sung năng lượng kịp thời trong quá trình đi xe..
Trước khi bắt đầu chuyến đi hãy kiểm tra và bảo dưỡng chiếc xe , đảm bảo cho chiếc xe đạp của bạn có hoạt động được tốt và không xảy ra những hỏng hóc trong quá trình sử dụng .
Bạn nên tham khảo những ý kiến tư vấn kinh nghiệm chơi xe đạp thể thao từ những người chơi đã lâu năm để có thể trau dồi thêm những kiến thức về xe và tự mình có thể khắc phục , sửa chữa những lỗi phát sinh xảy ra trong quá trình đi xe.
2.Tư thế đi xe đạp để đạt hiệu suất tốt nhất
Không đơn thuần chỉ ngồi lên xe và đạp đi , tư thế đi xe đạp thể thao rất quan trọng . Nó là một trong những yếu tố thúc đẩy sự hiểu quả trong quá trình đi xe. Một tư thế tốt sẽ giúp bạn tận dụng được sức khỏe dẻo dai của mình để có thể tang hiệu suất đạp , giúp cho tuần hoàn máu lưu thông tốt hơn . Trạng thái tinh thần luôn phấn chấn và ở trong thế năng động hơn . Trong rất nhiều trường hợp chúng tôi bắt gặp , người đi xe đạp thể thao không đúng cách dẫn tới hiệu suất đạp chưa cao , bị mệt mỏi , đau lưng chân và đầu gối cùng rất nhiều tổn thương khác . Những người này sớm bỏ cuộc và không duy trì được lâu dài
Đầu tiên , quyết định tới tư thế đi xe đó chính căn bản là chiếc xe đạp thể thao của bạn . Đây là bước lựa chọn từ khi mua, bạn nên chọn xe theo kích thước và số đo của chính cơ thể mình . Tiếp theo là chọn size khung sườn phù hợp.Nếu như ngồi thử xe thấy được cảm giác thoải mái là được .
Sau khi xem xét về vấn đề kích thước khung , size xe hợp lý , bạn cần chú ý tới các tư thế khi đạp xe . Những tư thế phù hợp sẽ giúp bạn có thể đi được cả chặng đường dài mà không bị đau mông hay tê tay và các tổn thương khác .
+Tư thế ngồi cân đối , không ngồi lệch yên , vẹo người ngồi với tư thế thoải mái nhất
+Điều chỉnh chiều cao yên hợp lý ( nếu như cảm thấy yên quá cao hay quá thấp khiến chân trùng hoặc khó chạm đất hãy điểu chỉnh lại chiều cao yên nhé)
+Để bàn tay luôn được tiếp xúc và tiếp nhận những cảm giác tốt , bạn cần sử dụng những công cụ có thể giúp hỗ trợ như gang tay có đệm êm thoáng khí để ngăn cản và hấp thụ sốc từ địa hình , tránh nắng nóng và tia cực tím , rét buốt do sương giá.
+Phối hợp tư thế ngồi với vị trí đặt tay ở các địa hình và kỹ thuật khác nhau . Ví dụ ở những người đi xe đạp đường trường thường có tư thế ngồi thẳng đứng 2 tay đặt lên ghi đông song song và thẳng , nhưng ở tư thế nghỉ thì lưng cong , 2 tay gập khép vào thân đồng thời bàn tay đặt ở vị trí tay lái nghỉ ..Có thể thay đổi tư thế lái như đứng lên thay cho ngồi khi lên dốc để tránh mỏi lưng và ê mông…
Một số tư thế chú ý
–Tay cầm ghi đông : Không nên nắm quá chặt , nắm thoải mái , mở rộng bả vai khiến cho hai khuỷu tay trùng . Với sự kết hợp nhuần nhuyễn thả lỏng của 2 tay , lưng vai sẽ khiến nhịp chuyển động của bạn nhịp nhàng hơn , giảm đi được trọng lực tác động lên xe khi đi trên địa hình xấu .
– Tư thế ngồi : Với một vị trí yên phù hợp sẽ khiến chân ở tư thế thoải mái , chân không bị gập cũng không bị với . Bạn có thể đo cả chiều dài tương xứng với chân khi chọn xe .
– Tư thế đạp : Khi thực hiện lên/xuống xe thì không nên đặt mông vào yên, nên chủ động với tư thế hơi nhổm . Có thể tăng và giảm tốc độ khi lên đèo hoặc khi bất chợt đi trên địa hình đường xấu . Với chiến thuật chủ động là 4-4-2:
+4 phút ngồi lệch trọng tâm sang mông phải
+4 phút sang trái
+2 phút ngồi cân giữa.
Chiến thuật ngồi 4:4:2 kết hợp với phương pháp ngồi nhổm 2 mông sẽ khiến cho người điều khiển có cảm giác thoải mái hơn trong quá trình dài và không bị ê khi đi với quãng đường dài .
– Lựa chọn yên xe đạp : Chọn lựa yên xe đạp cũng có tác động không nhỏ tới sự thoải mái khi đi quãng đường dài . Với những chiếc xe có yên thể thao êm ái sẽ giúp có cảm giác thoải mái hơn . Còn những chiếc yên quá nhỏ nhiều khi sẽ khiến cho bộ phận sinh dục cảm thấy bị chèn ép và mệt mỏi hơn , nhất là phần xương cụt ở mông thấy đau ê ẩm .
Đây là những kinh nghiệm ngồi đạp xe để có thể giúp bạn có được tư thế thoải mái nhất . Nếu chưa tin hãy tự mình đạp xe và kiểm chứng .
3.Chiến thuật đạp xe đạp thể thao
Trong quá trình đi xe , không đơn thuần là chỉ ngồi lên đạp và đạp đến đích . Mà bạn cần có tích lũy cho mình những thủ thuật , đưa ra những chiến thuật với mục đích làm sao để cho chiếc xe có thể đi hiệu quả hơn , nhanh hơn , duy trì được sức mạnh nhiều hơn , làm sao để đỡ mệt mỏi hơn .
Theo kinh nghiệm của những người chơi xe đạp lâu năm cũng như những tay chơi xe đạp thể thao lành nghề chúng tôi tổng kết lại một số chiến thuật sau :
-Đối với một người bình thường , nên duy trì số vòng đạp từ 80-90 vòng /phút
-Tận dụng đĩa số 2 trong 95% thời gian của bạn có và tận dụng các líp 7,8,9 để duy trì mức tốc độ trung bình khoảng 28- 35km/h. Thông thường đĩa to nhất thường được sử dụng để đi xuống dốc .
-Nên bắt đầu luyện tập trước với địa hình đường phẳng và đẹp , ít chướng ngại vật có thể là bãi đất trống để xe . Nên ghi nhớ việc sử dung 3 líp nhỏ nhất với các tốc độ tương ứng và vận dụng trong quá trình luện tập .
– Đo lường tốc độ trung bình , có thể sử dụng đồng hồ hoặc ước lượng quãng đường / thời gian .
– Cải thiện thời gian đạp bằng cách chuyển số tích cực kết hợp với việc phanh hợp lý tại các thời điểm nhạy cảm như những khúc cua hay rãnh ..
-Tăng lực đạp dần dần để có thể giảm thời gian đạp trên cùng một quãng đường . Hãy luôn cải thiện sao cho những lần sau tốt hơn những lần trước , có thể giảm thời gian một cách từ từ không nên đột ngột . Sự thay đổi phải phù hợp với thể lực của bạn.
Nếu như bạn có thể cải thiện được từ 10-20% khoảng thời gian thì lúc này bạn nên chuyển sang giai đoạn chạy nước rút để có thể đạt được thành tích cao hơn .
Lấy vị dụ cụ thể để bạn có thể hiểu được chiến thuật này như sau : Gỉa sử một người bình thường đạt được tốc độ là 25km/h khi họ đi trên đường thành phố bằng phẳng . Trong quá trình đi trên đoạn đường này , họ sử dụng 10km để có thể khởi động hiệu suất của mình .
Đến giai đoạn được chọn họ có thể chạy với tốc độ 30km/h trong thời gian là 2 phút .Tiếp tục sau đó là chọn một số nặng hơn nhưng nhịp đạp lúc này vẫn giữ nguyên . Tiếp theo chuyển qua quá trình chạy chậm lại với nhịp chân đều ở tốc độ trong khoảng thời gian 5 phút .
Mỗi một giai đoạn tăng và giảm tốc đó được gọi nôm na là một interval. Trong một quá trình tập luyện người điều khiển hoàn toàn có thể thực hiện từ 3-4 lần interval sau đó thực hiện nâng tốc độ dần dần và thay đổi thời gian . Tùy thuộc vào sức khỏe cá nhân mà có thể tăng giảm tốc phù hợp riêng với bản thân .
-Với những ai muốn rèn luyện sức bền , có thể tham khảo việc chạy Century.
Có tới 3 hình thức chạy Century bao gồm Single, người lái phải hoàn thành mục tiêu đạp mỗi ngày 1 00 dặm . Back to back chạy trong 2 ngày liên tiếp, mỗi ngày chạy 100 dặm và Double chỉ chạy trong 1 ngày với 200 dặm.
Cách chạy này có thể áp dụng đối với bất cứ loại xe đạp thể thao nào , nhưng với xe đạp đường trường có thể có lợi hơn về tốc độ .Trước khi tiến hành chạy hãy thử kiểm trước mức độ thể lưc của mình xem có đảm bảo đủ điều kiện để đi trong vòng 24h không nhé!
>>Xem thêm : Những cách ra tín hiệu an toàn bằng tay dành cho người mới chơi
4.Cách sang líp xe đạp thể thao
Khác với xe đạp thông thường , xe đạp thể thao sử dụng bộ truyền động và tay để để tăng giảm hiệu xuất đạp xe , giúp tiết kiệm thời gian , sức lực cho người đi xe .Đĩa trước của xe có thể là 1 đĩa , bộ đôi đĩa hoặc bộ ba đĩa kết hợp với cassettes phía sau với một phạm vi mở rộng từ 7-11 bánh răng tạo ra bộ số . Ví dụ 3 đĩa trước kết hợp với 9 líp sau tạo ra 27 tốc độ .
- Cách sang líp theo đia hình
-Khi leo dốc , nên sử dụng đĩa nhỏ nhất kết hợp với líp lớ nhất , bạn sẽ cảm thấy đạp vô cùng nhẹ nhàng không cảm thấy nặng nề
-Khi đi trên những con đường bằng phẳng, nên sử dụng đĩa 2 kết hợp với bất cứ líp nào miễn cảm thấy thoải mái nhất
-Khi muốn đạp với tốc độ cao bạn nên chọn đĩa lớn nhất kết hợp với líp nhỏ khoảng từ 5-9 bạn sẽ có được tốc độ cải thiện đang kể . Đây là cách bạn có thể đi được với tốc độ nhanh nhất . Với những ai cần luyện tập cơ đùi thì hoàn toàn có thể sử dụng cách này .
- Không bao giờ để chéo dây sên
Các nhà sản xuất thường quảng cáo rằng , bộ chuyển động của họ có thể có tới 33speed nhưng trong thực tế khi sử dụng một đĩa nhỏ nhất vớ líp lớn nhất thì lúc này chiếc dây xích đang nằm trong bị trí bị chéo sên khiến cho nó có thể bị chéo , giãn thậm chit đứt xích . Tuy có thể đi được nhưng tuyệt đối là không nên vì nó dễ làm hỏng xích và đĩa răng .
- Sang líp đúng thời điểm, đúng vị trí
Khi thực hiện di chuyển, nên thực hiện sang líp đúng vị trí và thời điểm , nên dự tính quãng thời gian chuyển số đúng lúc . Tôi thường bắt gặp rất nhiều người khi đã lên dốc rồi mới bắt đầu cảm thấy đạp nặng , họ thực hiện chuyển líp ngay lúc này nhưng thật không may chiếc xe của họ rơi vào tình trạng dở khóc dở cười như kẹt xích , tuột xích , vỡ , đứt xích ..Chính vì vậy mà trong quá trình đi bạn nên tự cân nhắc và đưa ra dự đoán khi nào cần sang líp để bắt đầu hoạt động tốt nhất .
Trong quá trình sang líp, bạn nên thực hiện tuần tự sang từng líp một chứ không nên sang líp hoàn toàn để tránh tình trạng các mắt xích sẽ trượt ra khỏi các bánh răng khiến tuột xích bất cứ lúc nào .
Nếu trong quá trình sang líp , líp của bạn vô tình bị kẹt lại ở bánh răng hoặc líp nào đó hãy xuống xe chứ đừng cố đạp nữa nhé vì có thể khiến cho mắt xích vị vỡ , bánh răng bị mẻ .Lúc này cần nhả ngược bàn đạp và chuyển về số cũ , đặt dây xích trở lại vị trí trên răng của đĩa và líp .
Trong chuyến đi nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và khó chịu thì cũng đến lúc bạn cần tinh chỉnh lại bộ đề của mình .
Đối với những người chơi xe , việc nắm bắt cách sử dụng bộ đề xe đạp thể thao là rất cần thiết , nên luyện tập sử dụng thành thao trước khi bắt đầu một chuyến đi lớn nhé !
Trên đây là những kinh nghiệm tích lũy và tổng hợp , hy vọng sẽ đem lại cho người chơi xe đạp thể thao những thông tin hay , dễ dàng trau đồi và sử dụng trong những trường hợp cần thiết của mình .