Bạn mới mua xe đạp thể thao mới tinh ? Muốn khám phá hết từng ngõ ngách – chi tiết phụ tùng của xe hoạt động như nào để thỏa tính hiếu kì ?Nhưng trước tiên để thỏa mãn sự tò mò và khám phá ấy hãy đọc những chia sẻ dưới đây để có các nhìn tổng quát hơn về xe đạp thể thao ? Xe đạp thể thao được cấu thành từ những bộ phận chi tiết nào và chỉnh sửa ra sao …Bài viết sau đây sẽ giải quyết hết mọi vấn đề mà một newbie cần lời giải đáp.
1. Làm quen với bộ Groupset
–Group set là gì ? Chúng gồm những thành phần gì ?
Thông thường trong mua bán hiện nay ở VN thì qui định 1 groupe ( nhóm ) là có 8 món trong đó bắt buộc phải cùng hiệu , cùng đời , 8 món gồm có :
- Giò + mâm dĩa + trục : cái này khác với đồ đời cũ là trục luôn dính liền vào giò và được kể là 1, chứ không phải giò dĩa riêng nồi trục riêng như đời cũ.
- Chén trục ( BB cup ).
- Tay Lắc : trái + phải , ở nước ngoài bán có tính cả dây , ở VN có chổ tính riêng lấy thêm 300k cho 1 bộ dây ( vỏ + ruột ).
- Ngàm thắng : trước + sau.
- Đề trước : còn gọi sang dĩa.
- Đề sau : còn gọi …cùi đề !!!
-Líp : bao gồm các dĩa líp rời và đóng kết , chú ý là chỉ có răng líp chứ ko có cốt ( body hub) , líp campy và shimano khác nhau ở cốt líp , khi mua phải chú ý
-Sên ( chaine) , xích
Trong qui cách mua bán ở nước ngoài thì ko qui định bắt buộc 1 groupe phải là 8 món , groupe 4 món vẫn có, groupe 10 món cũng có .
Vành , đùm , pedal, đồng hồ là nằm trong groupe
2. Cách sang đĩa sao cho hợp lý
-Đĩa 1 => Líp 1, 2, 3 => Thích hợp đi đoạn nào lên dốc, đường khó, đạp nhẹ.
-Đĩa 2 => Líp 4, 5, 6 => Thích hợp đa phần nhu cầu bình thường, đi bình thường.
-Đĩa 3 => Líp 7, 8, 9 => Thích hợp tăng tốc, đường đẹp, đạp nặng, cũng thích hợp việc luyện tập.
Trong đó :
+Đĩa 1 là đĩa nhỏ nhất, nằm trong cùng, ít răng.
+Líp 1 là líp to nhất, nằm trong cùng, nhiều răng.
3. Hệ thống phanh
Phanh hiện nay có 2 loại phanh chính là phanh đĩa và phanh vành niềng. Trong phanh đĩa thì phân ra làm hai nhanh là phanh đĩa cơ và phanh đĩa dầu.
Với phanh đĩa dầu thì giá thành đắt hơn gấp 2 gấp 3 lần so với phanh cơ, do phanh dầu hoạt động ổn định hơn, lực ép vào đĩa phanh đồng đều hơn do có 2 má phanh ép vào đĩa. Phanh cơ thì khi bóp thắng một bên má phanh ở bên ngoài sẽ ép đĩa sát vào má phanh bên trong nên dễ gây mòn đĩa và độ bền của đĩa không cao.
Chú ý : Khi thay phanh người ta thường thay cả bộ phanh chứ không thay lẻ từng chi tiết một như má phanh hay đĩa phanh nhá.
4. Phuộc
Hay còn gọi là thụt tùy từng người mà có cách gọi khác nhau. Phuộc có 2 loại là phuộc Coil và phuộc Air.
>>Xem thêm : Cách phân loại phuộc xe đạp
Hiểu nôm na đây chính là giảm xóc cho xe đạp. Với các dòng xe đạp thể thao thông thường thì chỉ có phuộc trước, chỉ các dòng xe đạp địa hình mới gắn thêm giảm sóc phía sau hay còn gọi là Shocks.
Với phuộc trước các bạn nên test trước khi sử dụng xem mình nên để phuộc ở mức nào cho phù hợp. Tránh trường hợp cứng quá gây tê mỏi tay hoặc mềm quá gây mất cảm giác lái.
Kết luận :
Trên đây là 4 nhóm linh kiện mà các bạn có thể tùy chỉnh, nghịch hay chỉnh sửa để nắm rõ cách thức hoạt động lúc mới bắt đầu chơi xe. Dần dần khi quen với chúng bạn có thể tìm hiểu kĩ hơn về các loại linh kiện mình có thể thay cho xe, tự mua linh kiện để lắp ráp cho xe theo ý thích. Chúc các bạn đạp xe vui vẻ !
Trên đây là những kiến thức cơ bản trước khi trải nghiệm những newbie nên nắm vững để có thể tự mình trải nghiệm và khám phá. Nếu như còn điều gì khó khăn bạn có thể tham khảo thêm những kiến thức về xe đạp thể thao và học hỏi kinh nghiệm từ những người chơi xe lâu năm để có thể tích lũy và có những trải nghiệm tốt hơn.