Đối với những chuyến đi mạo hiểm chắc chắn sẽ thu hút được rất nhiều người đặc biệt là các bạn trẻ. Nhưng ở địa hình hiểm trở như thế này bạn đã làm chủ được chiếc xe của mình hay chưa. Dưới đây sẽ là những kỹ năng khi mua xe đạp địa hình và sử dụng trên những địa hình phức tạp . Nếu nắm bắt nhanh và kịp thời bạn hoàn toàn có thể xử lý được tốt và có thể dễ dàng chinh phục được .
1.Sử dụng hệ thống phanh xe địa hình
Phanh xe đạp địa hình đóng vai trò quan trọng, hệ thống phanh không chỉ đơn giản là khiến cho bánh xe địa hình dừng lại bằng cách bóp phanh . Bạn cần nhanh trí và linh hoạt hơn trong nhiều tình huống bất ngờ xảy ra . Phanh có thể sử dụng trong nhiều trường hợp như xuống dốc , băng qua ổ gà, đi trên những địa hình trơn trượt hay trình diễn kỹ thuật trên những địa hình hiểm trở.
Việc sử dụng kỹ thuật phanh điêu luyện giúp cho bạn xử lý khéo léo và kịp thời hơn và hơn nữa có những cú đi xuất sắc hơn.
Trong trường hợp bạn đang đi xuống dốc thì phanh giữ cho lốp của bạn hãm lại tốc độ , kiểm soát để tránh không đi vào những vết trượt . Cần chú ý mặc dù vậy bạn cũng không nên lạm dụng mà cần phải chú ý những phanh phía sau của xe. Ban cũng cần cân bằng sức mạnh của hệ thống phanh và có những kiểm soát tốt hơn. Các tay đua cũng cần chú ý để ý tới những tác đông đủ lực cho hệ thống phanh sau .
Khi đang đi với một tốc độ nhang mà bạn muốn dừng lại bạn cũng nên ngắm điểm dừng và cho thời gian dừng tương đối để thực hiện bóp phanh. Nên bóp phanh từ từ chậm rãi để giảm dần tốc độ . Sau đó cho bánh xe dần dần dừng hẳn .
2.Leo dốc
Ngoài việc sử dụng phanh bạn cần chú ý tới những động tác và tư thế thậm chí là điều chỉnh các bộ phận trên xe để phù hợp với địa hình.
3.Chuyển đi với chiếc xe có độ cao thấp
Để có thể giảm áp lực cho xích bạn nên giảm chiều cao của xe hoặc tìm những xe nào phù hợp với địa hình của mình đang đi để có thể sử dụng.
4.Ngồi trên yên xe
Thường thì khi leo dốc bạn thường có xu hướng nhổm khỏi yên xe. Nhưng khi đi với một chiếc xe đạp leo núi và đang leo dốc trong những địa hình đồi núi thì việc bạn nhổm dậy để có thể đạp làm thay đổi rất nhiều đến những lực tác dụng lên bánh sau làm cho bánh sau bám đất và tạo ma sát không được tốt . Với một địa hình như vậy mà không bám được đất bạn có có thể di chuyển và leo nổi dốc . Trong điều kiện trơn trượt thì bạn khó lòng mà có thể leo nổi .
5.Nghiêng về phía trước
Trong khi leo dốc , với những con dốc có độ dốc lớn nếu như bạn ngồi và không vươn người về phía trước xe thì bạn sẽ luôn phải chịu những cảm giác như xe bị bốc đầu lên . Cùng lúc đó bạn cũng khẽ dướn người lên , vươn về phía trước nhằm để cân bằng trọng lực giúp cho việc leo dễ dàng hơn , bánh xe được ghì vào mặt đất giúp bám đất để leo lên.
6.Giữ bàn đạp
Luôn đặt chân chuẩn xác , nên sử dụng những giày chuyên dụng đế dinh . Vì những đế này sẽ gắn chặt vào bán đạp tránh bị trơn trượt khi đạp . Nên đạp đều 2 chân để tránh bị trọng lực của xe đạp thắng lực đạp khiến cho chiếc xe của bạn ở tư thế đi thụt lùi nguy hiểm.
7.Xuống dốc
Khi quá trình xuống dốc, dù lúc này không cần tới lực đạp nhưng bạn cần giữ cho 2 bàn đạp cân bằng và luôn song song với mặt đất . Vị trí của bàn đạp phía trước có thể cao hơn một chút để nó không đập vào đá nhỏ hoặc với các vật cản khác.
Với những lời khuyên trên hi vọng bạn có thể thực hiện chuyến leo núi một cách an toàn với những chiếc xe MTB . Nếu như còn có những băn khoăn và chưa sẵn sàng cho chuyến đi hãy tham khảo những chuyên gia tư vấn hàng đầu về kỹ thuật sử dụng xe đạp địa hình để có thể nắm bắt những an toàn một cách tốt nhất và có những chuyến đi thú vị với trải nghiệm đáng nhớ.