Xe đạp thế giới

Phân biệt các loại phuộc nhún xe đạp địa hình

Với xe đạp địa hình thì chắc không ai còn xa lạ với khái niệm Phuộc nhún ( Thụt ) cơ, phuộc dầu, phuộc hơi. Nhưng để phân biệt được đâu là phuộc dầu, đâu là phuộc hơi, phuộc cơ thì không phải ai cũng nắm bắt được. Cách chỉnh phuộc nhún như thế nào cho phù hợp với từng người sử dụng, từng loại địa hình …

Trong phạm vi bài viết này Xe Đạp Thế Giới xin chia sẻ một số kinh nghiệm cũng như ý kiến đóng góp của các thành viên trên diễn đàn về phuộc dầu và phuộc hơi.

1.Phuộc nhún được cấu tạo bởi những bộ phận nào ?

Bất cứ phuộc xe đạp mtb nào cũng đều cấu tạo gồm 2 bộ phận chính: Lò xo – Spring có chức năng chịu lực và hấp thụ xung lực và Giảm chấn- Damper có chức năng dập tắt dao động.

Thụt từ rẻ tiền tới đắt tiền đều phải có đủ lò xo và giảm chấn, thiếu 1 trong 2 đều không làm việc được. Thụt rẻ tiền thì các bộ phận này cũng ở mức tối giản, không thể điều chỉnh. Thụt càng đắt tiền thì càng có nhiều điều chỉnh:

Điều chỉnh lò xo: với coil spring thì thường có nút vặn Preload +/- mục đích là tăng hoặc giảm độ nén sẵn của lò xo phù hợp với trọng lượng người và xe. Với air spring thì người ta thay đổi áp suất nén khí trong buồng hơi thông qua van hơi Air+ (hoặc cả Air – nếu là thụt Dual air). Các điều chỉnh này thường nằm ở càng bên trái.

Điều chỉnh giảm chấn: có nút Rebound để thay đổi độ mở lỗ dầu, Lock để đóng, mở lỗ dầu (một số loại thụt có Lock cơ khí hay Lock cứng), Gate để chỉnh mức ngưỡng để nếu quá ngưỡng thì Lock tạm thời bị mất tác dụng. Các điều chỉnh này thường nằm ở càng bên phải.

Điều chỉnh Hành trình: một số loại thụt có thêm chức năng điều chỉnh hành trình từ bên ngoài. Điều chỉnh này thực chất là điều chỉnh độ dài ngắn của lò xo/spring nên nó cũng sẽ nằm bên lò xo tức là bên càng trái.

2. Phân biệt các loại phuộc

2.1 Phuộc Coil – Phuộc lò xo

Đây là loại phuộc sử dụng lực nén chủ yếu ở lò xo được làm bằng nguyên liệu thép hoặc Titanium. Ngoài ra phuộc Coil không phụ thuộc vào tỷ lệ lực tác động như phuộc Air chăng hạn khi hấp thụ xung lực đạt 100kg thì phuộc lò xo sẽ giảm hành trình đi 10mm, xung lực đạt 200kg thì hành trình giảm 20mm.

Phuộc Coil – Phuộc lò xo

Ưu điểm phuộc Coil – Phuộc lò xo :

2.2 Phuộc Air – Phuộc hơi

Phuộc Air hoàn toàn ngược lại với phuộc Coil sử dụng khí nén hoạt động như một lò xo. Một khi có lực bên ngoài tác động truyền vào phuộc, ngay lập tức không khí sẽ bị nén lại. Độ tác động của lực với độ nén tỷ lệ thuận với nhau, lực tác động càng mạnh thì độ nén càng cao.

Phuộc Air – Phuộc hơi

Do sử dụng khí nén hoạt động nên ưu điểm của phuộc Air là rất nhẹ và dễ điều chỉnh tùy theo cân nặng của người lái. Tất cả những gì bạn cần là một cây bơm phuộc, mở nắp van và bơm theo tỷ lệ áp suất mà nhà sản xuất ghi trong sách hướng dẫn.

Điểm yếu của phuộc Air là áp suất nén của khí có thể thay đổi bởi nhiệt độ của môi trường xung quanh hoặc nhiệt được được tạo ra trong quá trình ma sát của phuộc, điều này làm ảnh hưởng đến độ ổn định của phuộc. Xe đạp địa hình phuộc Air êm hơn so với phuộc Coil nên được sử dụng trong các dòng xe XC, Enduro, All mountain,…

Đối với phuộc trước (Forks): Rất nhiều nhà sản xuất đã kết hợp cả 2 điểm mạnh của cả 2 dòng phuộc này và tạo ra loại phuộc Air + Coil với độ tùy biến cao và khả năng chịu lực cũng được tăng cường. Nhưng với phuộc sau (Shocks): Air vẫn là lựa chọn số 1 cho các dòng xe địa hình đa dụng và Coil cho các dòng DownHill & Freeride.

Trong quá trình sử dụng hay muốn lựa chọn một chiếc xe đạp địa hình , bạn cần phải nắm bắt được những kiến thức cơ bản về những thành phần quan trọng của xe đạp leo núi . Nếu bạn không giỏi nắm bắt hãy tìm đến những chuyên gia có kinh nghiệm và những người chơi chuyên nghiệp để được hướng dẫn về kỹ thuật xe đạp địa hình chi tiết hơn về kỹ thuật qua đó sẽ tự tin chọn lựa phuộc cũng như xe đạp.

>>Xem thêm  :Xe đạp 1 phuộc hay 2 phuộc – Loại nào dành cho bạn?

 

Exit mobile version