Chia sẻ cách dạy con đi xe đạp

Dạy bé các kỹ năng đi xe đạp cơ bản -2

Học cách đi xe đạp là một trong những  hình thức giáo dục cổ điển về sự vượt qua cùng với những kỹ năng xử lý tốt và là những bước giao dục đầu đời dành cho trẻ em khiến chúng không thể nào quên . Tuy đây không phải là cách tốt nhất cha mẹ có thể tiếp xúc với con trẻ nhưng hầu hết phương pháp này được rất nhiều cha mẹ áp dụng bởi những hoạt động tích cực và thích ứng dành cho cha mẹ . Để cho con có một phong cách đi đoen giản và độc đáo nhờ đó mà có thể đi xe tốt hơn . Chính vì thế , cha mẹ nên tham khảo ngay những hướng dẫn sau đây để có thể dạy trẻ đi được tốt nhất nhé .

1.Chuẩn bị sẵn sàng để đi xe đạp :

Bạn thường có thể dạy đi xe đạp cho bé ở độ tuổi từ 3 cho tới 6 tuổi . Quãng thời gian này phụ thuộc vào sự phát triển thể chất cũng như tinh thần của bạn với mức độ thoải mái nhất chứ không nên ép buộc .

1.1 Chọn xe đạp của trẻ

Dạy bé các kỹ năng đi xe đạp cơ bản -2
Tại nhiều quốc gia trẻ em được khuyến khích đi xe đạp từ nhỏ để có thể tự lập , tăng khả năng linh hoạt và xử lý các tình huống

Đừng bao giờ mua xe đạp cho bé với một kích cỡ quá lớn hay quá nhỏ vì bé còn có thể phát triển hơn nữa .Chiếc xe đạp quá nhỏ sẽ chỉ khiến bé bị gò bó gây ra những khả năng mắc bệnh về xương khớp . Những chiếc xe đạp với kích thước quá lớn bé luôn phải vươn và có thể ở trong tình trang nguy hiểm .

Tuy chọn size cho trẻ em không dễ dàng gì nhưng cũng sẽ luôn có kích thước phù hợp cho trẻ . Một kích thước đem đến sự thoải mái cũng như có thể dễ dàng kiểm soát được tay lái điều khiển .

>>Xem thêm : Xe đạp trẻ em nên chọn loại nào?

1.2 Lựa chọn thiết bị bảo hộ cho trẻ 

Sau khi có một chiếc xe phù hợp như ý muốn là tới bước lựa chọn những thiết bị bảo hộ đi kèm để có thể bảo vệ con an toàn tránh những tình huống tai nạn bất ngờ trong quá trình đi .

+ Mũ bảo hiểm : Nên chọn mũ bảo hiểm nằm ngang qua giữ trán , cách lông mày khoảng 1inch. Nên dùng thước dây để đo vòng đầu và lựa chọn chuẩn xác hơn  .Hiện nay có nhiều hãng mũ bảo hiểm được thiết kế phù hợp với thời trang , đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn và đã trải qua kiểm định .

+Miếng bảo vệ tay , và đầu gối : cũng là những thứ rất cần thiết để có thể đảm bảo trong nhiều trường hợp có thể xảy ra tránh những tổn thương nghiêm trọng nhất .

 

+ Găng tay xe đạp : Đây là trang bị cần thiết giúp cho tay lái được hiệu quả hơn , cung cấp sự cầm nắm tốt nhất cho tay ( hãy chọn găng tay có đệm mềm để tránh những trấn gây ra và được làm bằng loại vải có khả năng hút ẩm thoáng khí.

1.3 Chọn địa điểm 

Lựa cọn khu vực không có xe cộ hay nơi đông người qua lại có thể lựa chọn một công viên gần nhà hay một khu đất rộng , bằng phẳng không có nhiều cát hay đá , sỏi . Tại vị trí này có thể thoải mái và yên tâm an toàn cho con .

1.4 Chuẩn bị xe đạp 

Phương pháp dạy trẻ em đi xe đạp với mục đích là nhấn mạnh sự cân bằng đồng thời khi đi xe . Đối với một chiếc xe đạp tiêu chuẩn là không có sự hỗ trợ của các bánh lái phía sau . Vì thế mà nên hủy bỏ những bánh xe phụ . Việc giúp bé có thể ngồi trên xe đạp sử dụng chân và giúp chúng học được cách cân bằng là cần thiết .

Tiếp theo là hạ yên xuống thấp cho phép bé có thể chống chân tự do thoải mái trên mặt đất mà không hề bị chông chênh . Mục đích cũng để giúp tạo ra được sự thoải mái và ổn định hơn khi học cách đi cân bằng.

Kiểm tra lốp xe và bơm phồng lốp đúng với áp suất cần thiết , không bơm quá non khiến cho xe dễ thủng lốp cũng không nên bơm quá căng dẫn đến việc làm cho bánh xe bị trượt . Việc bơm với áp suất phù hợp được quy định trên vỏ lốp xe của nhà sản xuất.

2.Những kỹ năng cần thiết 

2.1 Giữ trạng thái cân bằng trên bàn đạp  

Dạy bé các kỹ năng đi xe đạp cơ bản -1
Cân bằng là kỹ năng cần thiết khi đi xe đạp

Một khi đã thành thục đi đạp xe , trẻ em có thể được thách thức bằng cách cân bằng xe đạp khi ngồi yên trên xe mà không chạm chân xuống  . Bạn có thể nhảy lên chiếc xe đạp của chính bạn trước và chỉ cho chúng với đôi chân mở ra như nào là cân đối, cách điều khiển xe đạp ra sao để  chúng cân bằng và không bị chạm chân xuống đất  . Đảm bảo những hành vi tốt nhất cùng với mũ bảo hiểm .

Sau đó là thử thực hiện một số trò chơi, đếm tới 10 và xem con của bạn có thể đặt chân lên bàn đạp và giữ thăng bằng được trong bao lâu, dần dần tăng thêm thời gian để thử thách cũng như tăng sự tự tin cho trẻ.

 

2.2 Vượt chướng ngại vật 

Một khi trẻ đã có thể nắm vững được khả năng lái và đạp xe chúng có thể vừa đạp vừa trò chuyện vui vẻ tự nhiên . Hãy bắt đầu với những bước ngoặt lớn hơn nhưng hãy nên nhớ là giữ mọi thứ vui vẻ với một trò chơi đơn giàn thôi nhé .

Hãy thiết lập một số chướng ngại vật đơn giản như những thùng cat tông hoặc những thùng xốp , tán cây nhỏ làm thành những chướng ngại vật và tất nhiên hãy khuyến khích bé bằng những món ăn yêu thích ở cuối đường đi để tạo thêm động lực giúp bé phấn đấu tự tin vượt qua những khó khăn kia nhé.

2.3 Thực hành nhận thức về bàn đạp

Một khi con trẻ có thể đạp xe đạp bằng chân và chúng luôn phiên nhìn về phía trước xe khi cưỡi xe đó cũng là thời gian thích hợp để có thể thay thế được các bàn đạp trên xe đạp . Bây giờ hãy giữ ghế ở vị trí hạ xuống để cho con có thể nhấc 2 chân lên khỏi mặt đất .

Để con ngồi trên xe đạp nhắm mắt trong khi đạp ổn định . Cho đứa trẻ có thể cảm nhận bằng cách tìm kiếm bàn đạp với đôi chân của mình .

 

2.4 Cách lấy đà

Đưa bé đứng trên xe đạp với một chân chống xuống đất , 1 chân nâng bàn đạp tại vị trí 2 giờ. Huấn luyện cho con có thể nhấn vào vị trí bàn đạp phía trước , áp lực này sẽ cung cấp cho xe đạp được đà chuyển tiếp nó .

Giữ vững cho bé khi con tiến lên phía trước bằng cách đặt tay lên vai hoặc lên xe đạp để trẻ có thể học được cách cân bằng và có thể cảm thấy thoải mái hơn trên chiếc xe đạp của mình mà không cần tới một sự trợ giúp .

2.5 Thiết lập các mô hình phức tạp 

Dạy bé các kỹ năng đi xe đạp cơ bản -3
Khi quen dần với việc đạp xe trẻ em có thể thực hiện những kỹ thuật phức tap theo ý thích

Khi trẻ đạo xe đạp , đây là khoảng thời gian bắt đầu tập luyện do vậy hãy giữ mọi thứ có thể vui vẻ hơn bằng cách làm một trò chơi và chỉ đạo cho bé thực hiện . Thiết lập những cung đường để bé di chuyển tới mục tiêu .

Khi những bước cơ bản đã được làm chủ hãy thử thiết lập những mô hình phức tạp hơn và dạy cách đi xe đạp cho trẻ tốt nhất  .

2.6 Dừng xe đạp

Cho trẻ thực hành nhẹ nhàng với việc nhấn phanh đến khi bé có thể sử dụng nó mà không làm lung lay nhiều . Để có thể thưc hành được kỹ năng phanh , bạn hãy thử một trò chơi khác . Ví dụ như việc yêu cầu con dừng trước mục tiêu 2m, 3m . Thay đổi khoảng cách và khuyến khích các điểm dừng nhanh nhiều hơn .

Dạy bé các kỹ năng đi xe đạp cơ bản -4
Khuyến khích và củng cố thành tích cho bé khiến bé cảm thấy đây là một trò chơi

Khi con bạn có thể cảm thấy được những thoải mái khi phanh lúc này bạn có thể nâng yên xe quay về vị trí chuẩn xác . Để phù hợp với chiều cao của con bạn nên đo chiều cao chính xác và cài đặt yên tương ứng với số đo đó .

Một khi con bạn có thể đi khá dễ dàng bạn có thể tổ chức những cuộc đua chậm chạp . Hãy nhớ luôn củng cố thành công của trẻ thay vì chỉ trích những sai lầm .

Dạy bé các kỹ năng đi xe đạp cơ bản -5
Các cuộc đua luôn làm bé thích thú

 

Khi có thể hoàn thành thành công các kỹ năng này hãy chuyển sang việc đi xe đạp giã ngoại cùng gia đình đó cũng là một ý tưởng rất tuyệt vời chắc chắn bé sẽ vô cùng hứng thú .

 

>>Xem thêm nhiều mẫu xe đạp thể thao dành cho bé tạihttps://xedapthegioi.vn/bike/xe-dap-tre-em/

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *