Hiện nay bệnh thoái hóa khớp ngày càng trở nên phổ biến và gây nguy hiểm cho bất cứ ai . Nguy cơ người bênh trở nên tàn phế cũng cao hơn thường xảy ra ở những người cao tuổi . Tính theo số liệu thống kê trung bình thì tỉ lệ tàn tật có thể đạt tới mức 25% tức là cứ có 4 người bị thoái hóa khớp thì có 1 người bị tàn phế. Vậy bệnh này có thể điều trị được không , việc cải thiện được tiến hành như thế nào? Chúng tôi sẽ xin cung cấp một số thông tin cần thiết để mọi người có thể nắm bắt và có phương pháp điều trị tốt nhất.
1.Bệnh thoái hóa khớp gối là gì?
Bệnh thoái hóa khớp gối xảy ra do sự mất cân bằng giữa sinh và cơ học gây ra những tổn thương vô cùng nghiêm trọng tại vị trí sụn khớp và vùng xương nằm dưới sụn khớp . Những phản ứng này có thể gây ra sưng , viêm ở hai bên đầu gối , lúc này dịch ở vùng khớp gối bị giảm sút nghiêm trọng . Phần sụn tại khớp gối đóng một vai trò rất quan trọng nó như là một tấm đệm có chức năng bảo vệ và giúp giảm đi những chấn động và cọ sát giữa các đầu xương khi cử động . Nếu như để tình trạng này kéo dài chắc chắn rằng sẽ dẫn tới những hao mòn sụn tại vị trí đầu gối khiến cho chúng không có khả năng che phủ toàn bộ xương đùi khiến cho những xương này gây ra những đau đớn vô cùng nghiêm trọng cho người bệnh đặt biệt là khi người đó đi lại .
2.Những nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối
-Do những chấn thương từ trước
Các chấn thương gây ra trong quá trình đi lại , luyện tập thể thao hoặc ngã có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống dây chằng , gân của bạn cùng hệ thống những khớp dịch ở gối . Nếu như gặp những chấn thương nghiêm trọng ảnh hưởng làm tổn thương sụn , dây chằng bị rách , viêm gân tại bánh chè hay đau hông và chân sẽ dẫn tới việc thoái hóa khớp gối về lâu về dài.
-Do các loại bệnh viêm khớp
+Viêm xương khớp : Bệnh còn có một tên gọi khác là viêm khớp thoái hóa , đây là một trong những bệnh thường gặp nhất . Hầu hết sụn tại vị trí đầu gối lúc này sẽ bị tàn phá do quá trình đi lại nhiều và do cả tuổi tác .Những người cao tuổi đều có xu hướng bị thoái hóa khớp .
+Viêm khớp dạng thấp : bệnh này thuộc dạng bệnh tự miễn nhưng mức độ nguy hiểm của bệnh cũng nên đề phòng vì nó có những tác động ảnh hưởng đến bất kỳ những loại khớp nào trong cơ thể của bạn , bệnh cũng có thể gây tàn phế .
Ngoài ra , còn một số những nguy cơ tiềm ẩn khác như hội chứng đau bánh chè , đây là những bệnh thường thấy ở những vận động việ thể thao . Cơn đau thường xuất hiện tại vùng nằm giữa phần xương bánh chè cùng với xương đùi phía dưới .
Người béo phì: những người thừa cân và béo phì thường có trọng lượng chèn ép lên đầu gối đặc biệt trong những hoạt động hằng ngày như đi bộ , lên xuống cầu thang thì những căn đau trở nên tái phát khiến cho đi lại khó khăn . Đây cũng là nguyên nhân gây ra những nguy cơ cao khiến cho khớp bạn có khả năng thoái hóa thúc đẩy sự phân hủy của toàn bộ hệ thống sụn khớp tại nơi đầu gối .
Những dị tật bẩm sinh : Đó là những yếu tố thuộc về bẩm sinh trên cơ thể của bạn . Nếu như bẩm sinh một chân ngắn hơn chân còn lại thì khiến cho nguy cơ chấn thương tại vùng đầu gối rất cao . Nếu như cơ bắp của bạn khỏe mạnh chúng hoàn toàn có thể hỗ trợ sức nâng của cơ thể tốt hơn .
Ngoài ra , do việc chơi một số môn thể thao như trượt tuyết , bóng rổ , bóng đá do phải chạy nhiều khiến cho những chấn thương khớp gối ngày càng tăng cao . Đó cũng là một trong những lý do bạn có thể bị thoái hóa khớp gối sớm hơn bình thường.
3.Những triệu chứng thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối gây ra những cơn đau nhẹ tại vị trí đầu gối thường xuyên . Đặc biệt những cơn đau này ngày càng tăng dần khi bạn vận động đặc biệt vào ban đêm thường khó ngủ hơn . Người bị bệnh thoái hóa khớp gối thường nghe thấy tiếng kêu lạo xạo ngay tại vị trí đấu gối .
Đặc biệt thường có cảm giác cứng khớp và đau đớn ngay khi ngủ dậy buổi sáng . Thông thường sẽ mất khoảng một thời gian ngắn để vận động khớp mới có thể di chuyển được .
Những người bị đau quá lâu sẽ khó khăn trong việc di chuyển và thường khiến cho họ di chuyển khó khăn cũng như là việc đứng lên ngồi xuống .
Nếu như những người bệnh gặp phải dấu hiệu đau khi bước lên cầu thang đây là những dấu hiệu đầu tiên giúp bạn có thể nhận biết được bệnh càng sớm càng tốt . Đặc biệt là ở giai đoạn bệnh phát triển ở mức độ trầm trọng sẽ khiến cho bạn khó đi lại thậm chí không thể bước lên cầu thang được .
Nếu như phát hiện phần khớp gối bị sưng tức là lúc này dịch bị tràn khớp . Nếu như phát hiện và hút dịch sẽ khiến giảm đi được những cơn đau và sưng .
Phần khớp gối của bạn bị biến dạng dẫn tới tình trạng bị teo ổ khớp gối không sớm thì muộn . Đến giai đoạn này bệnh đã phát triển quá nặng và có thể khiến gây ra những tổn thương khá nghiêm trọng. Việc đi lại trở nên rất khó khăn hơn bảo giờ hết có khi cần phải nhờ đến sự giúp đỡ của nhiều người khác .
4.Điều trị bệnh thoái hóa khớp gối bằng việc đạp xe mỗi ngày
Hiện nay có rất nhiều biện pháp điều trị như châm cứu hay sử dụng thuốc nhưng việc điều trị này thường không mang lại những hiệu quả tuyệt đối . Nhằm mang lại những hiệu quả lâu dài , những phương pháp luyện tập thể dục thể thao được ứng dụng trong pháp đồ điều trị bệnh thoái hóa khớp.Và đi xe đạp được xem là một trong những bài tập hữu ích nhất đối với khớp gối . Việc đi xe đạp thường xuyên giúp cho bạn có thể tăng được sức mạnh của hệ thống cơ khớp gối , đông thời có thể giúp bạn giảm đi những gánh nặng trên khớp khiến cho chúng linh hoạt hơn , thoải mái hơn .
Những lưu ý khi đạp xe đạp thể thao:
-Không nên đạp xe quá sức , nên đạp và tập với cường độ đều đặn thoải mái nhất trong vòng từ 30-40 phút /lần và thường tiến hành với tần suất từ 3-4 lần mỗi tuần.Nếu duy trì liên tục từ 2-3 tháng sẽ có thể giúp bạn cải thiện hiệu quả .
-Khi đi xe đạp nên ăn uống đầy đủ trước khi đi trước đó tầm 30 phút , không nên nhịn đói vì trong lúc đạp xe cơ thể sẽ tiêu hao rất nhiều năng lượng khiến cho cơ thể thêm mệt mỏi .
-Nên uống đầy đủ nước và cung cấp cho cơ thể khi đi xe. Trung bình từ 20 phút nên uống và uống từng ngụm tránh uống liền một lúc.
-Trang bị dụng cụ đảm bảo an toàn khi đi xe , cần đèn xi nhan cùng một số đèn đi ban đêm để có thể đảm bảo cho bạn những an toàn khi tham gia giao thông trên đường.Ngoài ra , nên lựa chọn quần áo phù hợp thoải mái không nên chọn quần áo quá bó sát khiến cho việc lái xe trở nên khó khăn .
Trên đây là những chia sẻ hữu ích dành cho những người bị bệnh thoái hóa khớp . Nếu như bạn đang ở giai đoạn đầu hoặc không bị thoái hóa khớp thì hãy bắt tay ngay vào mua xe đạp thể thao để luyện tập ngay từ bây giờ nhé!
>>Có thể bạn quan tâm: Bệnh thấp khớp có nên đi xe đạp thể thao hay không?