Sợi carbon từ lâu đã trở thành một loại vật liệu mới với khối lượng nhẹ nhưng độ cứng gấp rất nhiều lần so với thép, và gần như không bị ăn mòn theo năm tháng.
Chính vì thế, ở các dòng xe đạp thể thao cao cấp, người ta đã trang bị cho chiếc xe đạp của mình bộ khung bằng chất liệu carbon này, nhằm mang lại cho người dùng một sản phẩm có khả năng đáp ứng được nhu cầu đi với tốc độ cao, trong khi giảm tối đa khối lượng.
Tuy nhiên, vì lợi nhuận, nhiều kẻ đã làm giả chất liệu sợi carbon và bán ra trên thị trường. Điều này khiến cho người dùng bỏ ra số tiền khá lớn để mua chiếc xe đạp khung sợi carbon nhưng thực chất là mua phải khung carbon giả, kém chất lượng.
Vậy làm thế nào để phân biệt khung xe đạp là khung carbon thật hay không? Hãy cùng tìm hiểu cách phân biệt khung sợi carbon thật và giả để cho mình câu trả lời chính xác nhất để lựa chọn khung xe đạp tốt nhất nhé!
1. Khung xe đạp carbon thật rất nhẹ
Là vật liệu có khối lượng riêng khá nhẹ, chỉ chưa tới 1/4 khối lượng riêng của thép (khối lượng riêng của thép rơi vào khoảng 7,85 gm/cm3). Chính vì thế, khối lượng của một chiếc xe đạp sử dụng khung sợi carbon thường rất nhẹ.
Tuy nhiên, dưới quy định của Liên đoàn xe đạp quốc tế, mỗi chiếc xe đạp không được có trọng lượng nhẹ hơn 15 pound (tương đương 6,8kg), do đó, thông thường, một chiếc xe đạp khung sợi carbon sẽ có khối lượng vào khoảng từ 6,5 – 6,8 kg. Và nếu như nặng hơn, thì rất có thể nó làm từ chất liệu không phải sợi carbon.
2. Khung xe đạp carbon thật rất cứng
Chính vì thế, các lực tác động nhẹ như ngã xe, hoặc các cú va chạm mạnh cũng rất khó có thể làm khung xe đạp carbon có ảnh hưởng.
Nếu bạn chỉ bị ngã mà chiếc khung xe đạp carbon của bạn mua đã bị méo hoặc trầy xước, thì tin tôi đi, đó chính là khung giả.
Ngoài ra, khung carbon cũng rất khó để sơn vẽ lên bề mặt, vì nó đòi hỏi công nghệ sơn đặc biệt, chính vì thế, nếu bạn có thể dễ dàng sơn lên bề mặt của khung xe đạp carbon thì chiếc xe đạp đó cũng là giả.
3. Độ bền của khung xe đạp carbon thật
Mỗi chiếc khung xe đạp carbon trong quá trình sản xuất đều được nhà sản xuất kiểm tra kỹ lưỡng vỡi hàng loạt cả bài test về va chạm cũng như ảnh hưởng hóa lý như khu chúng ta vận hành trong thực tế, bất cứ chiếc khung nào không đạt yêu cầu cũng được hủy bỏ và không đem vào trong lưu thông.
Chính vì thế, nếu bạn mua được chiếc xe đạp khung carbon thật, thì độ bền của chiếc xe đạp đó ít nhất là từ 10 năm trở lên.
4. Giá của khung xe đạp carbon thật
Với những quy trình sản xuất và vật liệu đắt đỏ, mỗi khung xe đạp carbon được bán ra trên thị trường có giá không dưới 2000USD, chính vì thế, một chiếc xe đạp sử dụng khung carbon khi đã được nhập về Việt Nam sẽ có giá không dưới 60 triệu đồng.
Nếu bạn mua được chiếc xe đạp “khung carbon” mà có giá khoảng 20 triệu đồng, thì chắc chắn, chiếc xe đạp đó cũng không phải là khung carbon thật.
5. Và cuối cùng..nhìn số serries
Mỗi khung xe đạp carbon được hãng sản xuất ra đều có số serries khắc trên khung xe, và kèm theo cuốn sổ bảo hành chính hãng với tên chiếc xe đạp đó.
Thật sự không khó để bạn có thể tra số serries này trên mạng để tìm có phải đó chính mà mã của chiếc xe đạp khung carbon mà mình sở hữu hay không.
Nếu bạn đang có ý định mua xe đạp thể thao khung carbon nhưng vẫn còn khá nhiều những lo ngại . Chính vì thế bạn nên tham khảo các chuyên gia về tư vấn cách chọn mua xe thể thao carbon để lựa chọn cho mình chiếc xe phù hợp nhất .