Phần 6 - Kĩ thuật đạp xe đạp - Trượt tuyết và chạy bộ

Phần 6 – Kỹ thuật đạp xe đạp – Trượt tuyết và chạy bộ

Hẳn các bạn đều thắc mắc trượt tuyết và chạy bộ có có liên quan gì tới xe đạp đâu nhỉ ? Hay có thì nó cũng có tác dụng gì tới các nhóm cơ giúp đạp xe nhanh hơn, khỏe hơn và bền bỉ hơn ? Hãy tham khảo những ý kiến dưới đây được tác giả  BEN HEWITT đưa ra trong cuốn Training Techniques For Cyclists – Nhà xuất bản RODALE, năm 2005

1.Trượt tuyết băng đồng

Nhà vô địch 3 lần giải Tour de France Greg LeMond rất nổi tiếng với thành tích chói lọi về trượt tuyết băng đồng kiểu Nordic, bao gồm các chuyến trượt tuyết dài 4, 5 giờ qua những vùng hoang vu tuyết phủ ở quê nhà Minnesora của ông. Trong khi hầu hết những người trong số chúng ta không kiếm đâu ra thời gian để trượt tuyết đến 5 tiếng đồng hồ ròng rã (hoặc chúng ta cũng không cần làm như vậy), thì thật ra môn trượt tuyết băng đồng rất có lợi, nó sử dụng rất nhiều các cơ bắp giống như với môn xe đạp và được cho là môn thể thao phát triển thể lực nhất trên thế giới.

truyet tuyet bang dong
Môn thể thao trượt tuyết băng đồng

Có hai kiểu trượt tuyết băng đồng cơ bản. Bạn ắt đã rất quen thuộc với kỹ thuật kiểu sãi những bước dài kểu “cổ điển” hoặc “bước chéo” thường thấy ở những đường trượt đã được vạch sẵn ở trung tâm trượt tuyết. Nhưng còn một kỹ thuật trượt tuyết dùng giầy (skate technique) hiện đại hơn đã trở nên rất phổ biến đối với các cua-rơ, vì một số lý do:

1. Dễ học hơn

2. Không cần đến kỹ thuật waxing phức tạp và phí phạm

3. Đòi hỏi sức lực khủng khiếp và có thể tăng cường thể lực trong một giai đoạn ngắn (thực tế là bạn cần phải rất, rất thận trọng để tránh bị luyện tập quá sức khi trượt tuyết theo kiểu skate).

Cả trượt ván hay trượt giầy đều đem lại một khối lượng tập lớn trong mùa không thi đấu. Nếu bạn sống ở khu vực đầy tuyết, hãy xem xét việc bổ sung một chương trình trượt tuyết băng đồng tương tự như thời gian biểu trong mùa giải gồm tần suất, thời lượng và cường độ. Bạn cũng sẽ cần một vài tháng đầu mùa giải để tập đường dài cơ bản, nhưng khi hoàn tất rồi thì rất cần luyện thể lực. Và thời gian trượt tuyết là lúc rời xa xe đạp mà sẽ làm cho bạn càng khao khát trở về để quay guồng pê-đan.

2.Trượt tuyết lao dốc

Thoạt nhìn, trượt tuyết alpine cũng chẳng liên quan mấy đến môn xe đạp. Sự thật là trượt xuống dốc đồi với trên đôi ván trượt không tác động gì mấy đến sức khỏe của hệ tim mạch, và trượt tuyết kiểu lift-serviced (trượt xuống đồi và trở lại bằng dịch vụ kéo thường là bằng cách đi cáp treo) lại càng không. Không thuyết phục lắm, phải không? Ta hãy xem trường hợp nhà vô địch Hermann Maier nhé, đây có lẽ là nhà vô địch môn trượt tuyết alpine vĩ đại nhất trong lịch sử thể thao, cũng nổi tiếng mạnh mẽ trong môn xe đạp.

truot tuyet lao doc
Môn thể thao trượt tuyết lao dốc

Chìa khóa ở chổ cách trượt tuyết giống như Hermann đã làm, nói ngắn gọn là hết sức xông xáo. Một khi đã gắn giầy vào ván thì anh không hề có một ngày nhàn nhã trên các con dốc với bạn bè. Mà anh ta trượt rồi lại trượt, hết sức khắc nghiệt, những khúc cua nhanh làm anh phải điều khiển cơ mông và cơ bốn đầu cũng tương tự với môn xe đạp thể thao . Vậy có lợi cho việc đua xe đạp của anh ta không? Mạnh hơn chứ.

Môn trượt tuyết alpine cũng hấp dẫn đơn giản vì nó vui, mà ngoài ra nó còn làm được nhiều hơn thế. Không có gì có thể so sánh với việc lao bổ xuống sườn đồi phủ đầy tuyết trắng xóa vào một ngày mùa đông tinh khôi. Tuy nhiên, vì nó không bổ trợ nhiều cho thể lực của bạn nên bạn cần bổ sung luyện tập bằng những môn khác hoặc với chính môn đạp xe.

3.Chạy bộ

Chạy bộ là môn thể dục phổ biến nhất trên thế giới vì một vài lý do. Trước hết, nó rẻ (bạn chỉ cần có một đôi tất và đôi giầy chạy, mặc dù hàng xóm đánh giá cao hơn nếu bạn có mặc quần short hoặc quần chẽn). Lý do khác, nó không đòi hỏi nhiều kỹ năng. Và cuối cùng là cũng giống như nhiều hoạt động chịu sức nặng khác, nó rất chi là hiệu quả. Một chuyến chạy bộ 40 phút cần một thể lực khá dồi dào.

loi-khuyen-cho-nguoi-moi-chay-bo
Chạy bộ giúp cơ thể được khỏe khoắn hơn

Tuy vậy, môn chạy bộ cũng cần một vài lưu ý. Lưu ý lớn nhất là chấn thương, đây là điều cần biết cho các cua-rơ thích chạy tập thể lực. Nói cách khác thì hệ thống tim mạch của họ được phát triển tốt nhưng hệ thống cơ bắp thì không, như vậy dễ bị chấn thương. Một vấn đề khác ở môn chạy bộ là nó không hỗ trợ tốt cho môn xe đạp. Nếu chỉ chạy bộ vào đầu mùa nghỉ thi đấu thì không sao, nhưng về sau phải cần bổ sung các bài tập riêng đặc trưng của môn xe đạp vào trong tập luyện hàng ngày.

Nói như vậy không có nghĩa là bạn phải thôi chạy bộ; chỉ muốn nói rằng bạn cần cân nhắc trong phương pháp luyện tập. Khởi động chậm thôi: buổi chạy đầu tiên không quá 10 phút. Chạy cách ngày, nâng dần thời lượng mỗi buổi về sau lên 10%. Tránh chạy trên vỉa hè, nơi dễ làm tổn thương đầu gối và mắt cá chân. Nên chạy trên đường trãi sỏi và đường mòn. Để thay đổi cảnh quan thì chạy ở các đường mòn nơi bạn thường đạp xe leo núi.

Trích từ : Training Techniques For Cyclists Của BEN HEWITT – Nhà xuất bản RODALE, năm 2005

>>Xem thêm Serie bài viết:

-Phần 5: Đạp xe trong nhà

-Phần kế tiếp ( 7 ): Khả năng phục hồi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *