Thảo luận: Nên đạp quay hay đạp nhấn - Xe đạp thế giới

Thảo luận: Nên đạp quay hay đạp nhấn

“Nên đạp quầy hãy nhấn ?”Lang thang một vòng quanh các diễn đàn về xe đạp em đọc được topic khá hay về cách đạp xe đạp cuộc sao cho tối ưu nhất em xin đưa về đây để các vị thảo luận:

Ý kiến thành viên Tungstarbikes:

Nên đạp quay hay đạp nhấn -1
Biết được những bí kíp sẽ giúp bạn có thể đạp xe được hiệu quả hơn tiết kiệm sức

Theo mình lúc tập luyện thì phải dành thời gian cho tập đạp quay,còn khi thi đấu sẽ đạp theo cách nào thoải mái và hiệu quả nhất.Có vẻ như trường phái đạp quay có nhiều ưu điểm hơn,mình có theo dõi cách đạp của Lance và thấy nó rất hiệu quả,trong lúc thi đấu Lance thường quay với tốc độ 75-85 vòng,mình có áp dụng tốc độ này trong lúc tập thấy nhịp tim rất ổn định và tiết kiệm được nhiều năng lượng hơn là đạp nặng(ở cùng một tốc độ).Có một thực tế là mọi người cứ nghĩ đạp nặng(vòng tua thấp) thì tim sẽ đập chậm hơn nhưng thực ra là ngược lại(điều này mình đã thử nghiệm nhiều lần trong lúc tập).Hơn nữa tại Tour de France mình thấy các VDV có trường phái đạp ‘quay’ thường thi đấu rất hiệu quả đặc biệt tại các chặng đèo núi:Lance,Pantani…Trước đây trường phái đạp nặng có Toni Rominger hay gần đây là Ulrich nhưng mình thấy cách đạp đó không ổn lắm(dễ hao sức và dễ bị cứng cơ,không linh hoạt trong trường hợp phải đeo bám,tấn công).

Tuy nhiên cũng thật khó để nói rằng trường phái nào tốt hơn hẳn,vì cách đạp(trong khi thi đấu) sẽ phụ thuộc vào quá trình tập luyện và thể trạng của VDV.Nhưng dù là theo trường phái nào đi nữa thì có một điều chắc chắn là trong lúc tập luyện dứt khoát phải dành thời gian cho việc tập đạp quay.

Thành viên Dominic chia sẻ:

Trong tiếng Anh nó phân biệt ra 2 loại: spinner và smasher. Spinner là đạp với guồng chân nhanh nhưng đạp nhẹ, smaher thì đạp với guồng chân chậm nhưng nặng.

Vậy đạp quay có phải là spinner và đạp nhấn là smasher? Nhưng đạp quay hay đạp nhấn với guồng chân bao nhiêu 1 phút thì tối ưu? Vì đạp guồng chân quá cao chưa chắc đã là tốt, hay quá chậm chưa hẳn là hay. Nhưng mình thấy căn bản là khi đạp nếu như đạp thấy chân mỏi và đau trong khi phổi vẩn bình thường thì nên tăng guồng chân và đạp nhẹ hơn. Còn nếu phổi bị ép bị nhồi trong khi chân vẫn còn khỏe thì nên đạp chậm lại và nặng hơn.

Ngoài ra cơ thể con người có 2 loại cơ: fast twitch và slow twitch (không biết dịch sao cho đúng nghĩa) và tùy vào cơ thể mổi người mà họ đạp làm sao cho thích hợp nhất. Vì vậy Lance đạp với guồng chân rất cao nhưng Jan thì đạp với guồng chân thấp hơn. Vậy nếu Jan đạp với guồng chân nhanh hơn thì sẽ tốt hơn? Không, 100% không vì như vậy sẽ không thích hợp với cơ thể của Jan. Vì vậy mỗi người phải tự nghiệm ra cho 1 cách đạp thích hợp cho cơ thể mình

Nhưng làm thế nào để biết cách đạp nào thì phù hợp với bản thân mình ? Cách duy nhất là nhấc chân lên và đạp, hãy thử nghiệm và thử nghiệm xem phương án nào phù hợp với cơ địa của chính mình.

Thành viên Vương Bình lại đưa ra cách hướng dẫn và giải thích chi tiết hơn:

a. Đạp nặng

 Sử dụng dĩa lớn ( 50 ( compact) 52 răng , 53) líp nhỏ ( líp được gọi là nhỏ là từ : 11, 12 ,13 , 14 , 15 , 16 răng, từ 17 ,19 ,21, 23 ,25… gọi là líp lớn ) vì theo bố cục của líp : 11, 12, 13 ,14 ,15 gọi là líp tăng, 17 , 19 ,21 ,23 25 … gọi là líp cách , nên khi sử dụng dĩa lớn ( 50 ,52, 53 ) và líp nhỏ ( 11, 12 ,13 …16) thông thường gọi là đạp nặng , theo nguyên tắc 1 răng líp = 3 răng dĩa

b. Đạp nhẹ ( đạp lỏng )

Ngược lại với đạp nặng , điều này ai đạp xe cũng có cảm giác tức thì ( cảm giác nặng , nhẹ )
Thông thường khi cần gia tốc người ta dùng dĩa lớn líp nhỏ , khi gặp vật cản (gió ngược , lên dốc , qua những đoạn đường có chướng ngại vật …) để tương đương với sức bỏ ra người ta dùng dĩa nhỏ , líp lớn, có trường hợp đạp nhẹ để thả lỏng cơ ( như chạy nhẹ ) hay đạp nhẹ nhưng tăng số vòng xoay trong 1 thời gian nhất định để làm nóng cơ ( khởi động ).

Đó là thông thường , có những trường hợp đặc biệt , do sở trường hay do khổ luyện có những người khi gặp vật cản lại dùng chế độ đạp nặng , vd : leo đèo với chế độ dĩa 52 ( 53 ) líp 14,15,17 chứ ko phải cứ vào đèo là lên hết líp ( lên hết líp lớn ) xuống hết dĩa ( dĩa nhỏ ) , phải biết xử dụng líp , dĩa vào từng đoạn đường và từng độ …chịu của chân .

>>Tham khảo hướng dẫn chuyển líp đúng cách tại đây.

 

Nên đạp quay hay đạp nhấn -2
Kết hợp sức mạnh nội lực và kỹ thuật đạp xe

c: Đạp quay

 Bàn chân bằng hơi chúi trước , dù đang đạp ở chế độ nào (dĩa , líp ) thì số vòng qua 1 R ( bán kính của dĩa ) được nhiều lần trong 1 thời gian nhất định ( như sang phân tích ở trên ) nhưng ko phải đạp nhẹ ( đạp lỏng ) gia tốc tăng dần đều , chặc chân, giữ cho tốc độ ổn định hay tăng ổn định, thông thường đạp quay tâm lực đạp tập trung ở giữa hay trên giữa bàn chân và phải giật gót lui , xoay đều như cây piston trong động cơ xe cơ giới .

d: Đạp nhấn

Hay còn gọi là đạp mũi, bàn chân chúi xuống dưới , lực đạp tập trung ở 1/3 trước bàn chân , lực đạp dồn trực tiếp vào pedal, vòng quay dĩa qua 1R 1 lần , 1R còn lại do chân bên còn lại tạo ra , nghĩa là 2 chân giò đều thi nhau nhấn xuống , bên phải 1 nhấn , bên trái 1 nhấn , đều như vậy , khác với đạp quay là ko xoay đều tròn.
Rất buồn cười khi có bạn nêu có thể lực thì mới đạp …thế này thế khác được , ko các bạn ạ , chơi thể thao nhất là môn xe đạp thì bắt buộc bạn phải có thể lực, thể lực phát sinh trong quá trình tập luyện , dinh dưỡng , nghĩ ngơi , và phương tiện trang thiết bị , nghĩa là thể lực ko phải tự nhiên mà có mà nó là cả 1 quá trình rèn luyện , kiên trì , gian khổ mới có, còn đạp như thế nào thì tuỳ theo sở trường và năng lực của từng cá nhân .

Đạp nặng , nhẹ , quay , nhấn đều liên quan đến nhịp tim và sở trường hoạt động từng người . Theo hiểu biết nhất định của tôi thì nhịp thở và nhịp tim liên quan đến lối đạp , người đạp quay ( xoay) thì nhịp tim thấp ( trung bình không vận động là 75lần/phút ) huyết áp thấp, dung tích phổi lớn và ngược lại với đạp nhấn .

* Trong các bài tập cho vdv người hlv có bài cho vdv đạp lỏng trong 1 đoạn đường dài với 1 vận tốc nhất định , tác dụng là để cho vdv dẽo các khớp , các cơ , tạo bản năng quay, tạo sức ráng và tập ép nhịp tim , nhịp thở vì như thế trong thi đấu có lúc vdv phải chịu 1 áp lực rất lớn về tốc độ, nếu được tập luyện vdv sẽ qua được lúc này và dễ có thành tích .
Khi phân tích được như trên thì bạn hãy chọn cho mình 1 trường phái trong khi đạp xe , ko bắt chước người khác, hãy tìm 1 nhà tư vấn nhưng trước hết bạn hãy ngồi lên xe đạp 1 đoạn đường 30 km bạn sẽ biết bạn đạp như thế nào !

Trên đây là một số ý kiến hay và bổ ích cho những ai mới bước chân vào công cuộc chinh phục thử thách với xe đạp cuộc. Mong nhận được góp ý cũng như phản hồi để đội ngũ kĩ thuật Xe Đạp Thế Giới có thể có những cái nhìn rõ hơn về việc sử dụng xe đạp.

Nếu như bạn còn những băn khoăn muốn tìm hiểu về những kỹ thuật xe đạp thể thao hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia để có thể có nắm thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn trước khi mua xe đạp thể thao và sử dụng để từ đó cho những trải nghiệm tốt hơn trong quá trình sử dụng.

Nguồn: Xedap.org

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *