Cách chọn lốp MTB phù hợp cho xe của bạn

Với Newbie khi mua xe đạp leo núi  thì luôn mặc định sử dụng lốp của xe luôn và cũng ít ai quan tâm tới chỉ số, thông số của lốp như nào, hoạt động hiệu quả trên đoạn đường nào, thời gian sử dụng bao lâu thì cần thay thế… Trong phạm vi bài viết này với chia sẻ đầy chi tiết của anh Pax Đại diễn đàn Vietriders.vn hi vọng các bạn có thể hiểu được phần nào các thông số của lốp xe đạp địa hình, cách phân loại và ứng dụng của từng loại lốp cho mỗi địa hình cụ thể.

Tùy thuộc vào dòng xe và phong cách lái của bạn, chọn lốp xe thích hợp không chỉ giúp bạn thoải mái di chuyển trên đường an toàn, tăng tốc độ di chuyển mà còn hạn chế sự cố không đáng có.

Cho dù bạn là rider chuyên nghiệp hay nghiệp dư, nếu như lốp đã mòn và lớp gai không còn, bạn sẽ thường xuyên gặp sự cố với nó, bên cạnh việc chọn lốp xe MTB phù hợp, bạn cũng phải thường xuyên kiểm tra độ mòn để kịp thời thay thế và hạn chế tối đa sự cố có thể xảy ra.

lốp xe mtb
Lốp MTB có quyết định chất lượng , sự an toàn cho bạn trong mỗi chuyến đi

1.  Hướng dẫn đọc thông số của lốp

Thông số của lốp được in nổi bên hông của lốp, với xe địa hình bạn sẽ dễ dàng bắt gặp con số in .Ví dụ: 26 x 2.0 (tính bằng inches) trong đó

  • 26″ chính là đường kính vành.
  • 2.0″ là độ rộng của lốp.

Thông thường, dòng xe địa hình cross-country (XC) hoặc all-mountain bike (AM) sẽ có độ rộng vào dao động vào khoảng 1.8″ – 2.4″. Và với dòng Downhill hay Freerider có thể là 2.5″ – 3.0″.

Do đó, khi chọn lốp, bạn cần lưu ý 2 thông số này, xem vành của bạn là 26″, 27.5″ hay 29″ và xe bạn thuộc thể loại nào, đừng lắp lốp downhill vào xe XC hoặc lốp XC và xe downhill là được. Ngoài ra còn có 20″ là lốp xe dành cho BMX, Trial 20″ (xe đạp biểu diễn) hoặc xe trẻ em.

2.Kiểu gai

Càng nhiều gai thì ma sát giữa lốp và mặt đường càng tăng, lốp càng bám nhưng xe sẽ không lướt, vậy nên bạn nên cân bằng giữa 2 yếu tố này để biết cách lựa chọn lốp xe phù hợp. Có 4 kiểu gai phổ biến, các kiểu khác đa phần đều thừa kế từ 4 kiểu thiết kế này.

2.1. Kiểu Slick

Slicks
Lốp MTB Slick không gai bề mặt trơn nhẵn

Hay còn gọi là lốp trơn (trọc), kiểu này thiết kế dành cho xe đường trường (road) vì ít ma sát, kiểu slick có thiết kế bề mặt trơn như mặt đường, kiểu này phù hợp cho tốc độ, touring đường trường dài.

2.2 Semi-slick

 Kiểu lốp này thiết kế trơn ở giữa và gai ra 2 bên hông, mục đích vẫn là làm cho ma sát ít nhất khi di chuyển trên đường bằng từ đó tăng tốc độ, gai 2 bên giúp vào cua an toàn hơn, lốp này thích hợp cho đường offroad nhẹ và vẫn đảm bảo lướt nhanh trên đường bằng (on-road)

Semi-Slicks
Kiểu Semi-slick giúp xe vẫn giữ được tốc độ cao trên đường bằng nhưng khi vào cua an toàn hơn

2.3. Inverted tread

 Nguyên tắc của thiết kế này là các rãnh, khe được nằm bên dưới của bề mặt lốp, giúp lốp có nhiều khe bám hơn kiểu slick, kiểu lốp này dùng cho đường trường có mặt đường xấu, nhiều ổ gà.

Inverted
Inverted tread được dùng cho đường chứa nhiều ổ gà

2.4. Knobby

 Kiểu thiết kế này hoàn toàn khác với 3 kiểu trên, các gai bám sẽ nhô ra ngoài để tạo độ bám tối đa cho lốp, thiết kế này đặc biệt dành cho off-road, những cung đường xấu, nhiều chướng ngại vật.

knobby
Knobby được thiết kế với nhiều gai to nhô ra tăng khả năng bám dính khi đi trên đá

Trong kiểu thiết kế này, bạn cần lưu ý một số đặc điểm sau:

  • Gai nhỏ và mịn cho tốc độ tốt, phù hợp cho đường offroad có bề mặt láng như đường đất, đá dăm nhỏ.
  • Gai to và cao cho độ bám tốt, nhưng sẽ rất nặng khi di chuyển trên đường bằng, do đó thích hợp cho đường xấu, đất đá, cát, sỏi, rễ cây …
  • lốp có bề mặt rộng giúp tăng độ tiếp xúc và ma sát giúp vào cua mượt mà và an toàn hơn.
  • lốp có gai to và rộng giúp vào cua tốt hơn.
  • lốp có gai cao, rộng và khoảng cách giữa các gai lớn giúp chạy trong đường xình, trơn trợt.

3. Sự khác nhau giữa lốp trước và sau

Thông thường, người dùng thường ít quan tâm đến sự khác biệt này, lốp trước và sau nhưng nếu chúng ta để ý kỹ thì 2 loại lốp này đều có thiết chuyên biệt cho tính năng của nó.

Cách chọn lốp MTB phù hợp cho xe của bạn-1
Lốp trước và sau của MTB đóng vai trò khác nhau nhưng hỗ trợ lẫn nhau

+Lốp trước thường được thiết kế với tính năng giúp xe ôm vào cua và giúp người dùng đánh lái do đó nó đòi hỏi độ bám cao .

+Lốp sau được thiết kế để có thể dễ dàng vào cua , ôm góc và đánh lái tốt nên dòi hỏi độ bám cao hơn có chức năng chính trong việc truyền động .

Phần bên hông lốp thường có ghi chiều quay (rotation) của lốp và vị trí của lốp trước (front) và sau (rear), bạn cần chú ý lắp đúng chiều quay và vị trí.

Nếu như bạn còn khá lúng túng trong việc lựa chọn lốp hãy đến những cửa hàng sửa chữa xe đạp hoặc cửa hàng bán phụ tùng phụ kiện nhờ tư vấn lựa chọn xe đạp địa hình và lốp xe để có thể lựa chọn lốp chính xác và thích hợp hơn. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ đem lại rất nhiều hữu ích cho bạn.

Nguồn: Chia sẻ bởi Admin Pax Đại – Diễn đàn Vietriders.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *