Phòng chống nguy cơ thoát vị đĩa đệm bằng xe đạp thể thao

Phòng chống nguy cơ thoát vị địa đệm bằng xe đạp thể thao

Phòng chống nguy cơ thoát vị đĩa đệm bằng xe đạp thể thao -3

Căn bệnh thoát vị đĩa đệm là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay thường gặp ở người cao tuổi , những người thường xuyên làm việc nặng nhọc như bê vác vật nặng nhiều . Y học hiện nay cũng đã có rất nhiều phương pháp hiệu quả kết hợp chữa thoát vị đĩa đệm nhưng không thể đợi tới khi bị mắc bệnh rồi mới lo chữa trị .Hiện nay , việc luyện tập thể dục thể thao đã được các bác sĩ khuyến nghị để có thể giúp đẩy lùi nguy cơ thoát vị đĩa đệm một cách hiệu quả nhất .

Đạp xe đạp thể thao là một phương pháp luyện tập thể thao được đánh giá rất cao và đang được rất nhiều người áp dụng . Ở bài viết dưới đây , chúng tôi sẽ đưa ra những chia sẻ chi tiết về căn bệnh này và cách phòng chống nguy cơ thoát vị đĩa đệm bằng luyện tập xe đạp thể thao.

1.Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nào ?

Xảy ra khi đĩa điệm bị lệch ra khỏi vị trí , các nhân nhày của đĩa đệm nằm giữa các đốt sống thoát ra khỏi những thớ sợi bao quanh bên ngoài . Lúc này đĩa đệm bị ép lệch ra khỏi vị trí của nó khiến nó chèn ép lên tủy sống và các dây thần kinh .

Phòng chống nguy cơ thoát vị đĩa đệm bằng xe đạp thể thao -1
Chất nhày bị thoát vị phình và chèn lên phần tủy sống

Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra tại phần đốt sống thắt lưng , khi bị thoát vị đĩa đệm thường gây nến chứng đau thắt lưng và lan xuống chân . Nếu như bị bệnh thoát vị đĩa đệm phần đốt sống cổ sẽ khiến cho đau cổ và phần vai gáy . Trong trường hợp bị chèn ép rẽ thần kinh cánh tay sẽ gây nên hiện tượng bị tê mỏi cánh tay.

2.Nguyên nhân của bệnh thoát vị đĩa đệm

Phần đĩa đệm nằm trong xương đóng vai trò rất quan trọng như một bộ phận giảm sóc với chức năng hỗ trợ sự linh hoạt trong chuyển động giúp cho linh động và dễ dàng hơn .Trong quá trình vận động sinh hoạt nếu như hoạt động nặng hay phải bê vác nhiều sẽ khiến cho áp lực bị đè nặng lên phần cột sống khiến cho nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm tăng cao .

Dưới đây sẽ là những nguyên nhân gây ra căn bệnh thoát vị đĩa đệm :

-Cột sống bị chấn thương :

Phòng chống nguy cơ thoát vị đĩa đệm bằng xe đạp thể thao -2
Thoát vị đĩa đệm khiến đau đốt sống lưng

Do lao động nặng , quá sức thường xuyên phải mang vác những vật nặng trên lưng , ngồi xổm, cúi người ..là những tư thế rất nguy hiểm về dài lâu gây ra căn bệnh thoát vị đĩa đệm .

-Tuổi tác:

Thông thường những người bị thoát vị đĩa đệm thường ở độ tuổi từ 30-60 tuổi . Đây là độ tuổi mắc phổ biến nhất ở nước ta . Do ở tuổi này thì phần đĩa đệm bị mất dần nước và trở nên khô đi , không còn được linh hoạt và trơn tru nữa , phần vòng bao bên ngoài nhân lúc này cũng bị thoái hóa và mòn dần dẫn cho nhân nhảy bên trong vòng bị phình ra . Trong trường hợp phần đĩa đệm ngày càng bị suy yếu sẽ tăng áp lực lên phần cột sống , các nhân nhầy sẽ bị vỡ ra và tràn ra lúc này gọi là thoát vị đĩa đệm .

-Do mắc bệnh lý về cột sống:

Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm , ngoài ra còn có rất nhiều những nguyên nhất khác do bẩm sinh như vẹo cột sống , gai đôi cột sống..

-Tình trạng thừa cân, béo phì:

Khi cơ thể sở hữu một trọng lượng quá lớn sẽ khiến cho sức nặng đè lên phần cột sống quá nhiều cũng là một trong những nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm .

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như ăn uống thiếu chất hay cha mẹ sử dụng chất kích thích cũng là nguyên nhân gây ra căn bệnh thoát vị đĩa đệm.

3.Biểu hiện của bệnh

Do đĩa đệm bị lệch . chèn vào rễ thần kinh nên lúc này nó gây ra một số biểu hiện như :

-Tay chân động đậy khi ngủ , cơ thể day dứt bồn chồn

-Bị đau nhức xương tại vùng thoát vị đĩa đệm , có thể khiến đau cả phần cánh tay , mông và chân dọc theo dây thần kinh khiến cho việc đứng ngồi không yên .

-Những cơn đau do thoát vị gây ra thường kéo dài liên tục theo từng đợt , từng đợt đặc biệt đau hơn khi vận động như đi lại /

Nếu như bị thoát vị phần thắt lưng sẽ khiến cho dây thần kinh liên sườn bị đau, khiến cho bạn nằm nghiêng khó khăn hơn , đau khi họ và khi đi đại tiện . Phần cột sống lưng luôn bị tê , mất cảm giác ở các phần như vùng mông , bàn chân và có những trường hợp sẽ bị tê liệt .

Nếu bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ : Một biểu hiện rõ rang nhất đó chính là đau ở vùng cổ và vùng vai gáy . Các vùng khác như bàn tay , cổ tay và vùng bàn chân cũng bị đau và bệnh nhân có thể cử động kém hơn , thường như mất cảm giác tê

4.Mức độ nguy hiểm

Tuy không gây ra những nguy hiểm ngay nhưng nó kéo dài bởi các cơn tê và đau buốt . Vì tình trạng luôn kéo dài liên miên khiến cho những người bệnh trở nên khó cử động , mệt mỏi , ăn ngủ không được yên giấc . Sức khỏe cũng trở nên giảm sút khiến chất lượng cuộc sống giảm .

Càng để lâu thì khối lượng chất nhầy thoát vị càng to phình khiến chèn ép tủy sống và phần dây thần kinh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm . Môt hậu quả khó lường thì những người bệnh thường phải đối mặt với tình trạng teo cơ thậm chí mất khả năng kiểm soát , một số người tê liệt và bị tàn phế suốt đời .

Các bác sĩ và chuyên gia khuyến cáo là khi thấy có những biểu hiện của căn bệnh thoát vị đĩa đệm thì nên đi khám ngay để được tư vấn và điều trị kịp thời hơn , tránh những biến chứng nguy hiểm .

5.Cách phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm

Hiện nay có nhiều phương pháp để có thể giúp phòng ngừa căn bệnh này nhưng các bác sĩ cũng khuyên là ngoài việc kết hợp uống thuốc chữa trị thì nên thay đổi thói quen , tạo nếp sinh hoạt khoa học như:

-Hạn chế mang vác những vật nặng

-Nằm và ngồi đúng tư thế

-Không nên lao động quá sức mà nên nghỉ ngơi để điều hòa cơ thể hợp lý , có thời gian để cơ thể phục hồi

– Cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể , ăn nhiều thực phẩm như cá hồi , tôm , cua cá…

– Luyện tập thể dục thể thao như đi bộ , đạp xe đạp thể thao , tập các bài yoga để có thể tăng cường được sự dẻo dai cho cơ thể .

-Nên đi kiểm tra , thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện ra và có phương pháp điều trị khoa học .

-Tập thể dục thường xuyên giúp phòng ngừa bệnh về xương khớp

6.Phương pháp đạp xe đạp thể thao để ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm

Phòng chống nguy cơ thoát vị đĩa đệm bằng xe đạp thể thao -3
Đi xe đạp thể thao đều đặn hàng ngày để cải thiện sự linh hoạt cho cơ xương

Kết hợp với phương pháp điều trị bằng thuốc thì những người bệnh nên tham gia các môn thể thao nhẹ nhàng như đạp xe đi lại mỗi ngày để cho gân cốt được linh hoạt hơn , dẻo dai hơn . Một số nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên đạp xe đạp sẽ có nguy cơ mắc các bệnh thoát vị đĩa đệm ít hơn người không đi bao giờ đi xe .

Chế độ luyện tập nhẹ nhàng với mỗi ngày từ 30-50 phút , có thể đạp đi dạo trong công viên hoặc thử luyện tập các bài tập ngắn để cải thiện . Đây là môn thể thao không những tốt cho xương cốt mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch , cải thiện hung phấn tinh thần . Không nên tập quá sức ,nên nghỉ từ 10-15 phút sau mỗi lần đạp . Nếu như cảm thấy sức khỏe khá tốt thì có thể nâng thời gian tập luyện lên dần dần .

Chú ý quan trọng :

-Luyện tập trên những đoạn đường đẹp bằng phẳng , tránh đường địa hình gồ ghề nhiều ổ gà vì khi đi trên địa hình này sẽ khiến họ đau đớn thêm do phần đĩa đệm bị lệch .

– Đạp nhẹ nhàng , không nên đi quá nhanh với cường độ cao như đua mà nên đạp thong thả . Tăng từ từ độ dài quãng đường lên sau một thời gian

-Cần chọn lựa xe đạp thể thao phù hợp với chiều cao và sự thoải mái của cơ thể .

Với những chia sẻ trên, chắc chắn bạn sẽ muốn bắt tay ngay vào luyện tập xe đạp thể thao mỗi ngày đúng không ạ . Hãy ngăn ngừa và cải thiện căn bệnh này từ sớm để có thể thoát khỏi nguy cơ thoát vi đĩa đệm nhé!

>>Có thể bạn quan tâm : Đi xe đạp thể thao sao cho đúng cách

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *