Xe đạp thể thao là một phương tiện quá thân thuộc với nhiều người nhưng không phải ai cũng hiểu hết về chiếc xe đạp này, nó có nhưng gì , được cấu tạo bởi những linh kiện gì? cách phân biệt chúng ra sao?Hãy cùng Xe Đạp Thế Giới tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau đây nhé!
Tìm hiểu về cấu tạo xe đạp thể thao có thể chia làm 5 nhóm chính như sau:
- Frame – Fork – Seat post : Khung sườn, phuộc và cốt yên
- Hệ thống điều khiển: Điều khiển gồm có giàn đầu, cốt yên và yên, giàn đầu gồm có stem, handle bar, headset, và vài thứ phụ khác.
- Hệ thống truyền lực: Tạm gọi là bộ phần truyền lực, gồm có giò dĩa, sên, ổ líp, giàn đề .
- Hệ thống chuyển động : Bánh xe trước và sau.
- Hệ thống phanh
- Vị trí ngồi
Giờ chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu kĩ thêm về từng nhóm:
1. Khung sườn – Frame
Khung xe thường được làm bằng các vật liệu chịu lực cao như thép , nhôm , carbon , titanium . Với ưu điểm là độ cứng , độ bền và tuổi thọ cao, khung xe đóng vai trò là sương sống của xe đạp vì nó giúp liên kết các bộ phận còn lại khác của xe thành một khối thống nhất .
Khung được chia ra làm 2 phần chính với 2 hình tam giác, (UCI có luật là các xe đạp trong thi đấu phải có rõ 2 hình tam giác) trước và sau
Derailleru hanger: có thể làm chung với sườn hay có thể làm rời (replaceable hanger).
Bên trái: Làm chung với sườn, nếu bị cong có khi phải thay nguyện sườn. Bên phải: Làm rời, nếu bị cong chỉ có thể thay.
Brake boss và bake tab dùng để phân biệt loại thắng. Nếu là gù thắng thì dùng cho loại thắng V, nếu là tai thắng thì là thắng đĩa. Nhiều sườn có luôn cả 2 loại này để người dùng có thể tuy ý lựa chọn loại thắng.
2 .Hệ thống truyền lực
Hệ thống truyền lực gồm: Bàn đạp ( pedal), đùi, trục giữa, đĩa , xích , líp , đề trước sau ..
Líp xe đạp nhận truyền động từ xích và chuyển đến bánh sau của xe, làm bánh xe quay và chỉ quay theo chiều thuận.Nhờ cấu tạo của líp mà người đi xe không cần phải đạp bàn đạp liên tục mà bánh xe vẫn có thể chuyển động về phía trước theo quán tính.
Khi đang đi xe, nếu ta không đạp bàn đạp, vành líp không quay, theo quán tính bánh xe vẫn lăn về phía trước, cốt líp cùng cá líp quay theo chiều kim đồng hồ, khi quay cá líp trượt trên răng trong của vành líp, ép lò xo xuống, đồng thời phát ra tiếng kêu “tạch tạch”.
Khi xe đang đứng yên, nếu ta quay đùi đĩa theo chiều ngược chiều kim đồng hồ làm răng trong trượt lên cá líp nên cốt líp không quay được, do đó bánh xe không quay. Bởi vậy líp được gọi là khớp quay một chiều.
Bộ đề của xe đạp bao gồm củ đề trước sau , tay gạt đề , dây cáp . Khi bạn đi xe với từng địa hình có thể chỉnh số ( sử dụng đĩa líp kết hợp ) để đi hiệu quả hơn . Tác dụng lực lên tay gạt đề để chọn số đĩa và líp , lực truyền qua cáp kéo đề trước sau gạt dây xích lên xuống khỏi đĩa và líp .
3. Hệ thống chuyển động
. Hệ thống chuyển động này bao gồm bánh xe trước sau . Bánh xe bao gồm có trục , moay ơ nan hoa , vành , săm , lốp .
– Trục được làm bằng thép, bánh xe quay trên trục thông qua ổ bi.
– Moay- ơ thường làm bằng thép, được liên kết với vành bánh xe bằng nan hoa.
– Nan hoa làm bằng thép.
– Vành bánh xe làm bằng hợp kim nhôm hoặc thép, có đường kính thông thường là 650mm.
– Săm, lốp được chế tạo từ cao su tổng hợp giúp tăng độ êm cho xe trong quá trình chuyển động.
Hệ thống truyền lực và chuyển động phối hợp với nhau chặt chẽ trong chuyển động. Cụ thể là : Khi tác dụng lực vào bàn đạp thì lực được truyền qua đùi xe tác dụng là cho trục giữa quay khiến đĩa trước quay kéo theo xích chuyển động. Xích kéo theo líp và bánh sau quay. Khi đó bánh xe lăn trên đường và đi về phía trước .
Để có được sự chuyển động này đó là nhờ sự kết hợp giữa trục , xích và líp ăn khớp với nhau giữa các mắt xích và răng nằm trên đĩa và líp . Bởi vậy tốc độ của xe còn phụ thuộc vào lực truyền cũng như tỉ số truyền động giữa mắt xích và răng trên đĩa líp nữa.
4. Hệ thống lái
Hệ thống lái gồm: Tay nắm và ghi đông , cổ phuốc . Nhờ vào hệ thống lái mà chúng ta có thể điều khiển xe dễ dàng đi theo hướng mong muốn . Bánh xe trước có nhiệm vụ dẫn hướng , khi tác dụng lên tay điều khiển sang trái hay phải thì sẽ có một lực truyền từ thanh điều khiến xuống cổ phuốc , càng trước đến bánh xe trước giúp đổi hướng chuyển động .
5. Hệ thống phanh
Hệ thống phanh gồm tay phanh, dây phanh , cụm má phanh . Đây là một trong số những phát minh lớn giúp cho những người điều khiển xe đạp có thể an toàn khi điều khiển xe.
Phanh xe đạp được chia ra làm 2 loại chính, thắng niềng (rim brake) và thắng đĩa (disc brake), mỗi loại có thể là mechanic (thắng bằng dây cáp hay còn gọi là thắng cơ) hay là hydraulic (thắng bằng thủy lực)
Riêng về rim brake, thì lại chia làm 2 loai do cách thiêt kế: cantilever và caliper. 2 bên ngàm thắng nàm rời ra thì là cantilever, còn ngằm thắng là 1 khối nối liền thì gọi là caliper.
Cantilever brake có 2 loại chính là U và V brake, do kiểu dáng của thắng mà đặt tên. Còn caliper brake thì cũng có 2 loại là single pivot và dual pivot. Phân biệt single pivot và dual pivot như sau: con ốc dùng để gắn vào sườn xuyên qua ngàm thắng thì đó là single pivot, như loại thắng của campy, zero gravity, ax lightness, còn không thì là dual pivot như Sram, shimano, tektro, TRP .v.v
6. Vị trí ngồi
Phần đầu của yên xe có tới 3 kiểu thiết kế: off set, set back (hay gọi laid back) và straight (thẳng). với loại straight thì phần gắn yên vào nằm trên thân seat post, còn loại offset thì nằm ra phía ngoài của thân seat post, còn set back thì thiêt kế thân seat post cong ra phía sau. Seatpost với setback thường thấy trong giới mtb hơn, vì nó giúp cho xe được êm hơn, giúp cho người điều khiển xe đạp có được vị trí thoải mái và hợp lý nhất.
Ngoài các bộ phận này thì xe đạp còn bao gồm nhiều bộ phận khác như chắn bùn , chắn xích , chuông , đèn, nan hoa ..và quan trọng hơn là ổ bi
Ngoài ra xe đạp còn có các bộ phận khác như: chắn bùn, chắn xích, chuông, đèn… và một chi tiết tuy nhỏ nhưng rất quan trọng trong xe đạp đó là ổ bi.
Ổ bi dùng để giảm ma sát giữa các chi tiết có chuyển động quay tròn tương đối với nhau như: moay-ơ với trục bánh trước, trục bánh sau…
Cấu tạo của ổ bi gồm: nồi, bi, côn. Côn được lắp vào trục (hoặc được chế tạo liền trục như ở trục giữa). Nồi lắp và moay-ơ. Khi làm việc, bi lăn giữa nồi và côn. Ổ bi được lắp giữa trục bánh xe và moay-ơ.
Trên đây là cấu tạo chi tiết các linh kiện xe đạp ,nếu như bạn muốn đi sâu tìm hiểu thêm hãy tham khảo ngay những tư vấn chi tiết xe đạp thể thao từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực xe đạp hoặc những người chơi xe lâu năm để nắm bắt được những kiến thức cơ bản trang bị thêm trước khi chơi xe.
Tổng hợp